Lời khuyên cho người mới bắt đầu tập piano

Câu hỏi: Trên video thấy những người chơi đàn chỉ cần nhìn sheet nhạc là chơi lại được liền, làm sao để mình chơi được như vậy?
Trong lúc tập thường mình sẽ đọc từng nốt, từng hợp âm trong bản nhạc để mình tập cho đúng. Nhưng khi đã tập thuộc bài rồi thì bản nhạc chỉ giúp cho mình xem lại những chỗ mình quên, không cần phải đọc từng nốt như lúc mới tập.
Ngay cả Bội Ngọc cũng vậy, một bài hát Ngọc đăng trên mạng thì vẫn phải đánh 1, 2, 3 lần, chơi được lưu loát thì Ngọc mới quay lại đăng lên public. Những video mình thấy trên YouTube hoặc những người mà chúng ta thấy có bản nhạc rồi ngồi đánh cũng vậy.
Khi xem video mình chỉ thấy thành quả của người ta lúc đó nhưng mình không biết là họ phải tập đi tập lại nhiều lần, hoặc phải quay video nhiều lần, thậm chí người chuyên nghiệp cũng tập nhiều lần như vậy chứ không phải chỉ có người mới bắt đầu mới phải tập nhiều lần trước khi quay video chơi đàn.
Đừng tin tất cả những gì mình thấy quá hoàn hảo trên mạng, đằng sau đều có quá trình luyện tập rất nhiều lần.
Giải đáp thắc mắc từ học viên
“Em là người mới bắt đầu tập piano, nhiều khi em đọc email hướng dẫn vẫn thấy rối quá, chưa biết bắt đầu từ đâu. Em đọc email xong rồi em cũng coi là tất cả những video cần coi, em cũng xem hết tất cả những video, trong đó có hướng dẫn hãy chọn một trong ba bài để tập. Em chọn bài endless love nhưng mà em thấy bài này không có video hướng dẫn tập chậm.”
Bài Endless Love Bội Ngọc không làm video hướng dẫn tập chậm, người mới bắt đầu nên tập bài dễ nhất trước, có thể chọn bài Thằng Cuội hoặc là Proud Of You sẽ dễ hơn vì hai bài này có video tập chậm. Sau khi tập được một trong hai bài đó rồi thì mình sẽ biết cách để tập qua bài Endless Love.
Một học viên của Bội Ngọc Piano chia sẻ: “Em trước đây từng học piano rồi, nhưng em không kết hợp hai tay mà chỉ phụ thuộc vào bản nhạc, nhiều khi em không cần biết hợp âm là gì, em chỉ cần nhìn sheet nhạc, đọc từng nốt và chơi theo nhưng mà em vẫn rất yếu nhạc lý vì em không biết hợp âm là gì, mỗi em thích chơi bài nào đó em phải lên mạng tìm nhưng không phải bài nào cũng có sheet nhạc viết cho cả hai tay. Có sheet người ta chỉ ghi hợp âm, mà hợp âm thì em yếu rồi, em cũng không biết cách kết hợp hai.
Em cảm thấy mình chơi đàn được trơn tru mà hay bị vấp. Nhiều khi em đánh xong rồi em lại suy nghĩ một cái chuyện khác, lúc không tập trung là em lại chơi vấp. Em muốn mình sẽ không phụ thuộc vào bản nhạc piano cho 2 tay nữa. Em học xong bài này em hay quên khi chơi bài mới, nếu muốn chơi lại bài cũ lại phải lấy sheet nhạc ra để tập lại”
Đây là một bạn học viên mới đăng ký học khóa Piano Solo Method được một tuần chia sẻ. Nếu muốn chơi được piano mà không phụ thuộc vào việc đọc nốt cho 2 tay thì mình sẽ cần nắm vững các quy luật cấu tạo về hợp âm. Khi đã hiểu hợp âm rồi, học sang bài thực hành tuần 1 là hiểu về cách đánh số tay trái, tại sao lại đánh được số 1 2 3 theo tiết tấu đó. Mình sẽ tập phương pháp đánh số trước, sau đó hiểu tay trái mình sẽ chơi theo quy luật gì của tuần 1.
Ở chương trình này Bội Ngọc chưa dạy về hợp âm màu, chủ yếu mình sẽ nắm chắc được quy tắc xác định hợp âm trưởng, âm thứ như thế nào và quy luật chơi tay trái.
Ví dụ như từ tuần 1 đến tuần 3 là mình sẽ học tay trái là chỉ số nhịp là 2/4, khi nhìn vào bài hát có chỉ số nhịp 2/4 thì tay trái sẽ chơi những tiết tấu gì, bao nhiêu nốt cho tay trái. Phần nhạc lý về đọc nốt, đối với người từng học piano cần tập trung nhìn chỉ số nhịp thì sẽ biết cách chơi tay trái kiểu gì, tiết tấu gì, nhìn hợp âm mình sẽ biết chơi theo quy luật làm sao.
Khi đọc bản nhạc mình sẽ không nhìn nốt tay trái nữa, trong khoảng 4 – 5 tuần đầu mọi người vẫn sẽ nhìn số, tập đánh số dưới bản nhạc sẽ biết chỗ nào hai tay đánh chung với nhau, chỗ nào tay trái đánh trước, chỗ nào tay phải đánh trước.
Về sau này mọi người sẽ tập không nhìn nốt tay trái nữa hoặc mình chơi theo quán tính. Trong vòng 8 tuần, tập đánh số tay trái và tập theo từng kiểu tay trái trong chương trình. Tại sao mình không nên học vẹt hoặc tập nhanh, mình nên học tuần tự theo đúng lộ trình của khóa học để mình tập từng kiểu tay trái trở thành một thói quen thì lúc đó sẽ tới được giai đoạn mình không cần nhìn nốt nhạc tay trái.
Với những học viên mới học nhạc lý, muốn tập bài Endless Love có thể chọn bài Proud Of You hoặc Thằng Cuội để tập rồi gửi video về, Bội Ngọc sẽ xem mình có gì cần chỉnh sửa hay lưu ý gì không.
Vấn đề: Cảm thấy khó khi tốc độ tay trái không đủ nhanh để đánh nhiều nốt nhạc
Khi mới bắt đầu tập chơi piano, thì một trong hai tay mình chơi khó chứ không thể nào hai tay cùng chơi khó được. Nếu tay phải thấy khó thì tay trái đánh dễ lại, còn tay phải thấy dễ thì tay trái nên chơi nhiều nốt hơn. Nếu mà muốn tập nhanh và chính xác, mình sẽ tập cảm nhận lúc mình chơi đàn, mình nghe thì mình cũng biết được là mình sai ở đâu, không phải phải đọc nốt mới biết là mình sai.
Với những người mới học, ban đầu sẽ tập đọc nốt chậm và kĩ nhưng sau này có thể đọc lướt qua và nghe giai điệu mình chơi. Nghe giai điệu tay phải chơi có đúng bài hát mình biết không, tập chơi tay trái theo hợp âm để nó trở thành một cái khuôn.
Tay trái mọi người lưu ý tập đúng những ngón tay khi chơi hợp âm, mục đích khi mình đánh hai tay thì mình bớt để ý tay trái hơn. Những người chơi đàn khi kết hợp hai tay với nhau không thể vừa để ý cả hai tay cùng lúc được, thường một tay họ sẽ chơi tự động và một tay là họ sẽ để ý nhiều hơn.
Có người thì để ý tay trái, tay phải chơi tự động không có để ý nhiều hoặc là để ý tay phải nhiều hơn, tay trái đánh tự động. Bội Ngọc là người thuận tay phải, khi chơi đàn sẽ để ý tay phải hơn, tay trái sẽ theo khuynh hướng đánh tự động theo những quy luật. Khi mọi người tập đàn thì nhìn hai tay không có vấn đề gì hết, nhưng hạn chế dùng mắt làm giác quan quan trọng nhất khi chơi đàn mà phải dùng tai để nghe và để ý mình đánh đúng không và xúc giác của mình khi chơi đàn.
Có thể thấy những người khiếm thị hoặc những người chơi thành thạo, họ không phụ thuộc vào mắt của họ nhiều nữa mà họ thuộc phụ thuộc vào tai và xúc giác. Có nghĩa là họ không cần nhìn phím đàn mà vẫn đánh chính xác. Mình muốn master trong việc tập piano thì nên hạn chế phụ thuộc vào mắt, cố gắng tập để ý phần tai nhiều hơn và phần cảm nhận sẽ giúp mình chơi piano thành thạo hơn. Thay vì cố gắng nhìn nốt nhạc và nhìn bàn tay thì giảm bớt sự chú ý của mắt lại.
Trên đây là những lời khyên dành cho người mới bắt đầu tập piano, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho mọi người trong quá trình luyện tập piano của mình!
🎹 Theo dõi Bội Ngọc tại: Fanpage
🎼 Xem thêm một số trải nghiệm học viên của khóa học piano trực tuyến của Bội Ngọc
🎶 Hoàng Xuân Chiến– “Bây giờ mình chơi đã chủ động hơn trước rất nhiều, chơi và cover được nhiều bài thể loại Ballad mà không cần sheet nhạc, đây là khóa học tốt, phù hợp với nhiều đối tượng”
🎶 Lê Mai Thư– “Mình đến với piano là do mình chơi game piano nhiều quá nên bị nghiện, muốn được trải nghiệm cảm giác tay thật sự lướt trên phím đàn là như thế nào”
🎶 Nguyễn Thị Vân Anh– “Vừa đi làm vừa học piano nên nhiều khi mệt lắm, nhưng cứ bỏ được một thời gian là chị lại ngứa nghề, lại tiếp tục trên hành trình của mình”