Các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản trên piano

Nắm chắc các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản là bạn đã đi được 1/4 chặng đường học piano đệm hát và chơi piano cảm âm. Điều kiện cần và đủ đầu tiên để bạn bắt đầu học piano là nắm rõ các hợp âm cơ bản và vị trí của các hợp âm đó trên phím piano.
Dưới đây là các hợp âm piano cơ bản có trong 14 giọng cơ bản mà Ngọc thường xuyên sử dụng để viết hợp âm cho các bài piano cover của mình.
>> Xem thêm bài viết: Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

Mẹo ghi tên các hợp âm trong 14 giọng cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định giọng của bài hát. Bài hát giọng gì thì hợp âm bậc 1 là hợp âm trùng tên của giọng.
- Bước 2: Ghi tên các hợp âm từ bậc 1 đến bậc 7.
Ví dụ: Nếu bài hát giọng C thì bậc 1 là hợp âm C, cứ như vậy đếm lên ta được các tên: D E F G A B
- Bước 3: Nếu bài hát giọng trưởng, ta có thể bỏ qua không ghi hợp âm bậc 7. Nếu bài hát giọng thứ, ta có thể bỏ qua không ghi hợp âm bậc 2.
- Bước 4: Hợp âm bậc 1-4-5 cùng loại với nhau.
Ví dụ: Nếu bậc 1 là hợp âm trưởng thì 4-5 cũng là hợp âm trưởng, các hợp âm ở các bậc còn lại là ghi hợp thứ (thêm chữ “m”). Nếu bậc 1 là hợp âm thứ thì 4-5 cũng là hợp âm thứ, các hợp âm còn lại là hợp âm trưởng. Riêng hợp âm bậc 5 của giọng thứ có cả 2 trường hợp: hợp âm trưởng & hợp âm thứ.
* Lưu ý:
– Ở các giọng trưởng, hợp âm bậc VII trong giọng trưởng có tên là hợp âm “dim” – hợp âm giảm (trong bài viết này chỉ đề cập tới các hợp âm trưởng thứ thường sử dụng cho người mới bắt đầu, nên sẽ không để cập tới loại hợp âm này)
– Ở các giọng thứ, hợp âm bậc II trong giọng thứ có tên là hợp âm “dim” – hợp âm giảm (trong bài viết này chỉ đề cập tới các hợp âm trưởng thứ thường sử dụng cho người mới bắt đầu, nên sẽ không để cập tới loại hợp âm này)
– Những cặp giọng trưởng thứ song song nhau (là những cặp giọng trưởng – thứ có chung đặc điểm dấu hoá – relative key) có các hợp âm giống nhau.
- Ví dụ giọng C & Am đều có tên các hợp âm giống nhau.
– Bậc V của giọng thứ có thể sử dụng cả hợp âm trưởng và hợp âm thứ.
- Ví dụ hợp âm bậc 5 của giọng Am là hợp âm E và Em đều có thể sử dụng được, và chơi hợp âm E thường sử dụng nhiều hơn là Em trong giọng Am.
– Các hợp âm bậc 1-4-5 sẽ có cùng loại hợp âm với nhau.
- Ví dụ giọng C, thì hợp âm bậc 1 là hợp âm trưởng – C, hợp âm bậc 4 là F, hợp âm bậc 5 là G (cùng là hợp âm trưởng), các hợp âm còn lại bậc 2,3,6 là hợp âm thứ (Dm, Em, Am)
Với người mới bắt đầu học piano, bạn hãy bắt đầu với cặp giọng C-Am trước, sau khi thành thạo các hợp âm trong cặp giọng này, bạn có thể bắt đầu học và tập chơi hợp âm các cặp giọng song song tiếp theo, trình tự từ dễ lên khó (số lượng dấu hoá tăng dần).
Minh hoạ cho các hợp âm có trong 9 cặp giọng song song phổ biến cho người mới học piano gồm:
1.Cặp giọng: C – Am (không có dấu #,b)
2.Cặp giọng: G – Em (có 1 dấu #)
3.Cặp giọng: D – Bm (có 2 dấu ##)
4.Cặp giọng: A – F#m (có 3 dấu ###)
5. Cặp giọng: E – C#m (có 4 dấu ####)
6. Cặp giọng: F – Dm (có 1 dấu b)
7. Cặp giọng: Bb – Gm (có 2 dấu bb)
8. Cặp giọng: Eb – Cm (có 3 dấu bbb)
9. Cặp giọng: Ab – Fm (có 4 dấu bbbb)
[1] Cặp giọng không có dấu thăng giáng: C (đô trưởng) & Am (la thứ)
Giọng C không có nốt thăng (#), giáng (b) nên thế bấm các hợp âm có trong giọng C đều nằm trên phím trắng.
Giọng Am không có nốt thăng (#), giáng (b) nên thế bấm các hợp âm có trong giọng Am đều nằm trên phím trắng, ngoại trừ hợp âm E.
> Xem thêm bài viết: Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao
>> Nếu bạn đam mê đệm hát piano, hãy tham khảo Khoá Học Đệm Hát Piano do Bội Ngọc thiết kế dành cho người mới bắt đầu có thể chơi đệm hát piano trong vòng 8 tuần
♫ Bội Ngọc ♫ “Your inspiration in my passion”
Tag:hợp âm, piano, thế bấm hợp âm, tone giọng
22 Comments
bài viết rất hữu ích, cảm ơn bạn
Hi chi Boi Ngoc
dung ra phai goi la note Thang and note Giam chu khong phai la Giang
co dung khong a
Phuong
Mình gọi là Thăng và Giáng chứ không phải Thăng và Giảm bạn nhé
Tại sao ở giọng Am thế bấm hợp âm Am lại giống y thế bấm hợp âm C mà không phải La-Do-Mi (A-C-E) vậy Ngọc?
Ngoc co nham lan o edit hinh nay, cam on ban da chi ra truc trac nho trong hinh nhe, de Ngoc sua lai hinh 🙂
Ngọc cho Nhi hỏi luôn là trong 1 bài hát mình thường chơi giọng C khi nào rồi mình chơi giọng Am khi nào được không (ví dụ sắc thái buồn vui hay nhịp điệu gì đó)? Một bài có thể chơi được cả hai giọng này hay sao? Nếu chơi được cả hai giọng thì bên tay phải có phải đổi không?
Một bài hát có thể có nhiều giọng, vd bài “Dóa hoa vô thường” của Trịnh Công Sơn
cam on Boi Ngoc minh dang hoc dan piano vo long nen khi thay bai viet ve dan cua Ngoc la mung lam xin tiep tuc chi day nhe
hay ak.cam ơn nha
mình ở vùng sâu xa rất khó đến trường lớp để học đàn lại không biết bắt đầu từ đâu rất máy bội ngọc có chương trình hướng dẫn này cảm ơn BỘI NGỌC nhiều lắm
cảm ơn !
Thưa chị! em thấy ở các giọng trưởng thì cái mode VII của nó phải là hợp âm dim chứ ạ ví dụ như scale C chẳng hạn mode VII của nó là Bdim. mà nếu viết theo cái quãng của chromatic scale là Root – minor 3 – dim5. chị có thể giải thích cho em được không ạ… tại vì em học đàn guitar bây h định chuyển sang piano mà không biết nó khác gì nhau về nhạc lý không????
Dù sao cũng cảm ơn chị vì đã chia sẻ một bài viết rất giá trị
Chị chỉ dùng hợp âm trưởng thứ nên hợp âm VII dim của các giọng trưởng chị không dùng em nhé, cám ơn chia sẻ của em
ko có hợp âm thêm 7 à. Dù sao cũng cảm ơn bạn
cảm ơn chi rất nhiều, ít ai mà chia sẻ kỉ giống chị hết á hihi à chi cho e xin mấy cai sheet piano ma chi cover đi ,em muốn học hihi gmail của e peterphuc81@gmail.com e cam ơn chi nhiều nhiều.
Gam Đô Trưởng không có hợp âm Si-Rê-Fa hả bạn?
Si-Re-Fa la2 hợp âm Si rồi bạn nha
cam on chi ngoc nhieu nha!
Trong giọng La trưởng và La thứ tại sao hợp âm bậc 5 lại đều là hợp âm trưởng. Em viết scale La trưởng và La thứ ra, thì Hợp âm bậc 5 của scale La trưởng là E, Hợp âm bậc 5 của scale La thứ là Em. NHìn chung ra thì tất cả hợp âm bậc 5 của scale thứ đêu là hợp âm thứ
Chào em giọng thứ thì hợp âm bậc 5 dùng hợp âm thứ và hợp âm trưởng bậc 5 gọi là át âm, đa số các bài hát giọng thứ sẽ dùng bậc 5 trường để về lại bậc 1 thứ em nhé.