6 điểm khác biệt giúp một người mới bắt đầu học piano căn bản dễ thành công

Theo kinh nghiệm và sự quan sát của Bội Ngọc trong nhiều năm hướng dẫn học piano cho người trưởng thành mới bắt đầu, có một số khác biệt khiến một người học piano căn bản có kết quả trong 3 tuần đầu tiên. Nếu như bạn cũng đang bắt đầu học piano căn bản nhưng chưa có kết quả, hãy đọc xem mình có thiếu điều gì trong những điều bên dưới đây để có thể cải thiện quá trình học đàn piano của mình nhé!
Trong 21 ngày đầu tiên, theo lộ trình khóa học piano online Piano Solo Method của Bội Ngọc, đây là những yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của mình.
Nội dung bài viết
1. Người mới bắt đầu học piano thành công có sự chủ động, phản hồi tương tác trong quá trình học với giáo viên
Điển hình là trong chương trình học piano Piano Solo Method của Bội Ngọc, mỗi học viên đều được gửi email lộ trình học tập như nhau, tùy thuộc vào thời gian và tốc độ tập luyện của mỗi người mà kết quả có người sẽ hoàn thành bài nhanh hoặc chậm hơn, tuy nhiên đa số kết quả trong 2-3 tuần đầu tiên dành cho những học viên có sự phản hồi tương tác trong quá trình học.
Khi đọc một email lộ trình học, người đó sẽ phản hồi cho Bội Ngọc biết là mình đang xem phần nào, mình đã chuẩn bị được tới đâu, mình đang gặp khó khăn gì, không hiểu và cần hỗ trợ gì.
Khi tập được một đoạn nhạc của bài, người học có kết quả sẽ gửi video cho Bội Ngọc cho dù bài hát có chơi hoàn hảo hay không thì họ vẫn mạnh dạn gửi video để có được sự phản hồi và khuyến khích cho quá trình học của mình tốt hơn.
Vì vậy, mối quan hệ giữa người học – người dạy trong quá trình học là rất cần thiết, nếu bạn chủ động xây dựng được sự tương tác này, bạn sẽ càng mau chóng tiến bộ hơn.
2. Người mới bắt đầu học piano căn bản muốn thành công không vội vàng khi tập đàn
Trong quá trình tự học theo chương trình Piano Solo Method, các học viên của Bội Ngọc sẽ được thêm vào một Group Facebook dành cho học viên, ở đây mọi người sẽ thấy những học viên khác đăng video thực hành của mình. Một số học viên mới khi nhìn thấy những thành quả tuyệt vời từ những học viên đã tham gia khóa học trước mình, có xu hướng so sánh & tâm lý nóng vội khi mình chưa thể chơi được giống vậy.
Tuy nhiên, khởi điểm học tập khác nhau giữa từng học viên: có người từng tiếp xúc với âm nhạc từ bé, có người từng học nhạc cụ khác, có người từng biết qua nhạc lý, có người có khả năng cảm âm & tiếp thu tốt hơn, có người có nhiều thời gian tập đàn hơn … cũng sẽ tác động tới kết quả & tiến độ chơi đàn khác nhau của từng người.
Với một người mới toanh chưa từng có kiến thức gì về âm nhạc, càng cần sự kiên nhẫn và tiếp cận từ chậm tới nhanh. Với người từng học nhạc cụ khác trước đây càng không nên nóng vội vì nghĩ rằng mình chơi nhạc cụ khác được, nên khi tập đàn cũng muốn tập nhanh được như nhạc cụ trước mình chơi.
Khởi đầu, tất cả đều cần bắt đầu thật chậm để hình thành thói quan kết hợp hai tay với nhau. Khi mới tập đàn piano, cũng không cần phải tập hết cả bài một lượt, mà có thể tập từng ô nhịp/dòng nhạc một, thật chậm cho tới khi xong ô nhịp/dòng nhạc đó rồi mới tập nhanh hơn một xí, và tiếp tục ô nhịp khác/đoạn nhạc khác.
3. Người mới bắt đầu học piano căn bản khi gặp những chỗ khó, càng phải nên kiên nhẫn
Đối diện với những đoạn nhạc khó hơn bình thường, sẽ có một số xu hướng sau:
1. Nản, bỏ giữa chừng
2. Cố gắng ngồi tập đàn nhiều giờ hơn, tập cho bằng được
3. Nếu hôm nay tập chưa được thì ngày mai tập lại
4. Ghi chú, chia nhỏ đoạn nhạc khó, tập thật chậm từng ô nhịp/lần tập luyện và tập đi tập lại mỗi chỗ khó đó
Với từng cách tiếp cận & phản ứng khác nhau khi gặp đoạn nhạc khó, sẽ có kết quả tập đàn khác nhau. Theo bạn thì cách nào là cách tốt nhất?
Theo kinh nghiệm chơi đàn của mình, Bội Ngọc nhận thấy cách tiếp cận thứ 4 kết hợp với cách tiếp cận thứ 3 là hiệu quả với bản thân mình nhất. Đúng là sẽ có một số bài hát quá sức với một số người ở một thời điểm, nhưng qua thời gian thì khi quay trở lại, nó trở nên dễ dàng hơn.
Khi tập đi tập lại, cố gắng kiên nhẫn nhưng vẫn chưa thành công, mình cần có sự tương tác với giáo viên để biết rằng cách tập của mình đang có vấn đề gì? Bài hát có thực sự quá sức với mình không? Mình có thể chuyển sang phần khác/bài khác dễ hơn và tập lại đoạn khó sau cùng không? Mình có thể bỏ qua đoạn khó và sau này tập lại sau được không?
4. Có sự tập luyện & nghỉ ngơi hợp lý
Có phải cứ tập luyện nhiều là sẽ càng mau tiến bộ? Điều này không hẳn đúng với tất cả mọi người. Có người chỉ chọn tập đàn ở khung giờ họ cảm thấy thoải mái nhất, có được sự tập trung và cảm hứng cao nhất, có kết quả mà không cần tập luyện nhiều giờ trong trạng thái căng thẳng.
Thông thường khoảng thời gian tập trung tốt nhất dành cho người trưởng thành trong mỗi lần tập đàn là từ 30 phút – 1 tiếng. Sau đó nghỉ giải lao, và nếu còn hăng hái thì tiếp tục 30 phút – 1 tiếng tiếp theo. Trong mỗi khung thời gian tập trung, người học chỉ cần giải quyết một vấn đề – hoặc tập một đoạn nhạc mà mình tự ấn định.
Đây cũng là phương pháp không chỉ áp dụng trong tập đàn piano, mà còn trong công việc. Khi có khoảng nghỉ giữa hợp lý, ta có thể trở lại và hoàn thành mục tiêu tiếp theo.
5. Thái độ của người mới bắt đầu học piano căn bản muốn thành công: “Tôi có thể làm được”
Nếu khi bắt đầu điều gì, ta đã nghĩ tới việc mình không hoàn thành được, thì kết quả thường là sẽ không hoàn thành.
Nếu khi bắt đầu, ta biết rằng điều đó có thể chưa thực hiện được nhanh chóng, nhưng vẫn tự nhắn nhủ bản thân rằng: “Mình sẽ làm được”, thì cuối cùng sẽ làm được.
Khi còn nhỏ, ông nội của Bội Ngọc hay nói với mình một câu mỗi lần mình nản lòng, nghĩ rằng mình không thể làm được điều gì đó rằng: “Nếu người ta làm được, con cũng có thể làm được”. Sau này khi lớn lên, mỗi khi có một ý tưởng gì đó tưởng chừng xa vời, Bội Ngọc luôn thầm nhủ như lời ông nội dặn, rằng mình có ngày làm được, và rồi mình sẽ tìm cách làm được.
Trong chơi piano cũng vậy, nếu bạn tin tưởng và trao quyền cho bản thân rằng mình có thể, thì bạn sẽ thực hiện được.
6. Người mới bắt đầu học piano căn bản muốn thành công hình thành thói quen tập đàn trong ít nhất 21 ngày đầu tiên
Khi mới học piano căn bản, ta cần một khoảng thời gian để hình thành thói quen tập đàn, ngồi vào đàn, đọc nốt nhạc, nghe giai điệu, … 21 ngày là mốc thời gian tối thiểu để hình thành một thói quen nào đó. Sức mạnh của thói quen là nó sẽ khiến bạn làm một điều gì đó mà không cần phải suy nghĩ nhiều trước khi làm, cứ vậy mà làm. Khi đã hình thành thói quen, mọi việc đều trở nên dễ dàng hơn.
Hình thành thói quen kết hợp hai tay theo từng nguyên mẫu khác nhau cũng là phương pháp mà khóa học Piano Solo Method hướng tới cho người học. Ở mỗi chủ đề, người học sẽ cần một tư thế mới, một kĩ năng mới để áp dụng. Không cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ cùng lúc, mà là từng kĩ năng nhỏ cần trở thành thói quen để trở thành phản xạ tự nhiên.
Tại sao Bội Ngọc bây giờ có thể chơi đàn không cần phải suy nghĩ nữa, là vì cách kết hợp hai tay của mình đã trở thành thói quen. Với người mới học piano căn bản để hình thành một thói quen và nhiều thói quen khác nhau, cần một khoảng thời gian liên tục thực hiện lặp lại một hoạt động nào đó, đó cũng là cách tập đàn khoa học nhất để tạo nên “trí nhớ của cơ bắp” (muscle memory) khi chơi đàn.
Tóm lại, trong bài viết này, một số điều khiến cho một người mới bắt đầu học piano căn bản để dễ thành công là:
1. Có sự phản hồi, chủ động tương tác trong quá trình học với giáo viên
2. Không vội vàng khi tập đàn
3. Kiên nhẫn khi tập những đoạn nhạc khó hơn bình thường
4. Có thời gian tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
5. Thái độ “Tôi có thể làm được”
6. Hình thành thói quen tập trong ít nhất 21 ngày
Khóa học piano căn bản
Piano solo method
Phương pháp học chơi piano solo
nhanh chóng & dễ dàng hơn!

🎹 Theo dõi Bội Ngọc tại: Fanpage
🎼 Xem thêm một số trải nghiệm học viên của khóa học piano trực tuyến của Bội Ngọc
🎶 Hoàng Xuân Chiến– “Bây giờ mình chơi đã chủ động hơn trước rất nhiều, chơi và cover được nhiều bài thể loại Ballad mà không cần sheet nhạc, đây là khóa học tốt, phù hợp với nhiều đối tượng”
🎶 Lê Mai Thư– “Mình đến với piano là do mình chơi game piano nhiều quá nên bị nghiện, muốn được trải nghiệm cảm giác tay thật sự lướt trên phím đàn là như thế nào”
🎶 Nguyễn Thị Vân Anh– “Vừa đi làm vừa học piano nên nhiều khi mệt lắm, nhưng cứ bỏ được một thời gian là chị lại ngứa nghề, lại tiếp tục trên hành trình của mình”