Phân biệt chơi organ chơi piano, đệm organ/đệm piano nhạc thánh ca

Người mới bắt đầu học đàn thường không hiểu rõ và phân biệt chơi organ chơi piano, đệm organ / đệm piano nhạc thánh ca trong nhà thờ giống và khác nhau chỗ nào, từ đó dẫn đến việc không có được định hướng và mục tiêu học đàn rõ ràng ngay từ ban đầu để chọn cho mình chương trình học phù hợp với nhu cầu, sở thích và mục tiêu của mình.
Bài viết này, Bội Ngọc sẽ giải đáp những câu hỏi mà người mới bắt đầu, chưa từng chạm vào cây đàn nào trong đời, cũng chưa nghe nhạc nhiều và am hiểu về các nhạc cụ này. Hy vọng bài viết này giúp bạn biết phân biệt được cách chơi các nhạc cụ này khác nhau như thế nào, mục đích chơi đàn khác nhau thì phương pháp học khác nhau như thế nào, từ đó các bạn sẽ không mất thời gian dò dẫm và tìm kiếm quá nhiều thông tin, hay học từ chương trình này qua chương trình khác mà vẫn chưa có kết quả như ý mình muốn.
Nội dung bài viết
Điểm chung / điểm khác nhau của organ, piano:
Đầu tiên, Bội Ngọc sẽ nhắc tới điểm chung của các loại đàn này, chúng đều là đàn phím có cấu tạo phím đen phím trắng liên tiếp nhau, bạn cần dùng ngón tay để gõ trên đàn để phát ra âm thanh, đều cần phối hợp hai tay với nhau theo một số kỹ thuật chơi nhất định.
Chúng khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng, số lượng phím, các chức năng có trên đàn, công dụng, dùng điện hay cơ học, và mục đích sử dụng, không gian sử dụng.
Cách chơi và kỹ thuật chơi trên từng loại đàn cũng có khác biệt. Tuy nhiên có một điều rằng: chơi piano đòi hỏi kết hợp hai tay phức tạp và nhiều kỹ thuật hơn, và nếu chơi piano thành thạo, bạn có thể chơi trên organ một cách dễ dàng. Chơi organ keyboard có một đặc điểm là người chơi sẽ có cách biến tấu ngẫu hứng và người chơi organ keyboard càng giỏi, càng chú trọng nhiều vào kỹ thuật phăng nốt giai điệu.
Sự liên quan trong cách chơi, cách học giữa đàn organ, piano:
Để chơi organ, piano hay bất kỳ nhạc cụ nào khác, bạn đều cần biết Nhạc lý hoặc học một số kiến thức nhạc lý nền tảng như: đọc hiểu bản nhạc, các kí hiệu trên khuông nhạc có ý nghĩa gì, nhịp, phách, chỉ số nhịp, tiết tấu, trường độ, cao độ nốt nhạc, xếp ngón tay trên đàn, tư thế cấu tạo hợp âm, tone/giọng ...
Bạn không cần phải học hết tất cả kiến thức này một lúc, mà có thể học dần dần và mở rộng từ từ kiến thức của mình qua thời gian. Ban đầu bạn nên chọn học một số kiến thức cơ bản nền tảng, nếu như mục tiêu đầu tiên là chơi một số bài hát mình yêu thích, đệm đàn nhà thờ, hay tự đệm hát.
Nếu bạn có thể chơi piano rồi, thì hoàn toàn có thể chơi organ, và chơi bất kỳ loại đàn phím nào khác không quá khó khăn, vì bản thân bạn đã điều khiển được hai tay khi kết hợp với nhau.
Nếu bạn chơi organ, muốn chuyển sang chơi organ 2 tầng trong nhà thờ: có thể học thêm phần kết hợp dậm chân bass, học thêm cách đổi tiếng giữa 2 tầng của đàn và một số cách kết hợp hai tay, hoà âm phù hợp trong chơi organ 2 tầng để tạo hiệu ứng hay hơn khi chơi.
Nếu bạn chơi organ, muốn tiến tới học piano: thì cần học các tư thế tay trái của piano và chạy ngón, di chuyển tay trái trong chơi piano, học cách kết hợp hai tay với nhau, hoặc tập đọc bản nhạc hai tay khoá Sol & khoá Fa.
>> Bạn có thể bắt đầu với khoá học Nhạc lý thực tiễn của Bội Ngọc
>> Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình một số thông tin có trong quyển sách Piano Solo Method của Bội Ngọc, để giúp bạn có định hướng học đàn khi mới bắt đầu như thế nào là phù hợp.
Hình ảnh, đặc điểm của từng loại đàn organ/piano:
(sắp xếp theo giá tăng dần)

1. MIDI Controller (thường thấy trong studio thu âm, hoặc các producer sản xuất âm nhạc, hoà âm phối khí hay sử dụng). MIDI Controller cần kết nối với máy tính qua cổng USB, và chỉ nghe tiếng khi mở trên phần mềm làm nhạc.
Số phím: tuỳ vào mục đích, chức năng, có thể là 32,37,49 phím hay lên tới 76 phím.
Giá tối thiểu: từ vài trăm nghìn đến 1 triệu, vài triệu trở lên tuỳ vào số lượng phím & chức năng.

2. Đàn organ (thường thấy trong các ban nhạc sự kiện, đám cưới, các show nhạc, một số nhà thờ chưa có điều kiện sắm organ 2, 3 tầng cũng sử dụng đàn organ này trong đệm đàn phụng vụ).
Một người không có kinh phí mua piano thì vẫn có thể tập cách chơi piano trên đàn organ, vì organ có nhiều bộ tiếng khác nhau và có chức năng đổi tiếng, tuy nhiên phím organ sẽ nhẹ hơn phím piano, bạn sẽ không cần nhiều lực tay để nhấn và điều khiển lực tay để tạo biểu cảm sắc thái to nhỏ rõ ràng như phím piano.
Organ keyboard thì không có pedal (bàn đạp dưới chân) mà nếu bạn muốn có pedal cho organ keyboard thì mua thêm pedal rời để gắn vào lỗ cắm Sustain trên đàn để có chức năng làm vang tiếng như pedal của piano.
Số phím: phổ biến là 61 phím, sau đó là 76 phím, 88 phím (số phím càng nhiều giá càng cao hơn)
Giá tối thiểu: từ 2-3 triệu trở lên, có khi lên tới vài chục triệu (dành cho người chơi keyboard, chơi show chuyên nghiệp), giá tiền càng cao, bộ tiếng âm thanh càng nhiều hơn, càng hay hơn, và có nhiều chức năng hơn)

3. Đàn organ 2 tầng (có những cây 3 tầng hoặc nhiều tầng hơn thế): thường thấy trong các nhà thờ, dùng để đệm đàn phụng vụ, một số show diễn âm nhạc chuyên nghiệp cũng xuất hiện đàn organ nhiều tầng để tiện trong việc phối nhiều tiếng với nhau cùng lúc khi chơi.
Đàn organ 2 tầng cũng có chức năng đổi tiếng, có bộ tiếng, bật nhạc nền như đàn organ thông thường. Khi chơi organ nhiều tầng trong bộ lễ nhà thờ, để tạo không khí trang trọng, thì người ta sử dụng phổ biến nhất là tiếng organ. Còn khi chơi đệm các bài hát, bạn vẫn có thể sử dụng nhiều tiếng khác nhau kết hợp, hay có thể sử dụng cả tiếng piano để đệm cho ca đoàn.
Khác biệt về cấu tạo của organ 2 tầng là khi sử dụng 2 tầng khác nhau, mục đích là để đổi tiếng giữa 2 tầng, mỗi tầng mỗi hiệu ứng tiếng khác nhau, đổi cả quãng octave cho từng tầng trầm hơn hay bổng hơn, kết hợp bàn phím dậm bass dưới chân và chơi hai tay trên từng tầng cùng lúc.
Bạn có thể tưởng tượng các tầng của đàn có chức năng giống như nhiều bè trong một dàn đồng ca nhạc vậy: Tầng cao nhất (bè cao), tầng thứ hai (bè trung), tầng bass (bè trầm)
Giá tối thiểu: 15 triệu đến hàng trăm triệu (một số nhà thờ lớn ở các nước phương Tây sử dụng đàn organ bằng cơ học)

4. Đàn piano điện (digital piano):
Đây là loại đàn thông dụng nhất cho người chơi piano giải trí, hay chơi piano hiện đại, với sự tiện dụng của nó (không tốn nhiều diện tích như đàn upright piano hay grand piano) và có thể đeo headphone khi tập, có volumn chỉnh âm lượng và pedal.
Piano điện được dùng khá phổ biến hiện nay: ở quán xá, ở cafe, ở sự kiện, show âm nhạc ... một số cây đàn cũng có những chức năng đổi tiếng, có bộ nhạc nền như đàn organ, tuy nhiên khác biệt lớn nhất giữa piano điện và organ keyboard đó là piano điện có phím nặng hơn organ keyboard, thường tập trung vào chức năng chơi piano và tập trung vào âm thanh của tiếng piano, độ touch phím so với organ keyboard.
Khác với upright piano & grand piano là độ nặng & chạm phím của đàn piano điện nhẹ hơn so với phím của đàn cơ. Tuy nhiên nếu từ đàn điện chuyển sang đàn cơ, bạn có thể làm quen từ từ và nó cũng không phải là vấn đề quá lớn.
Số phím: tối thiểu 76 phím, thông dụng là 88 phím.
Giá tối thiểu: từ 15 triệu trở lên cho đàn điện mới, dưới 15 triệu cho đàn điện đã qua sử dụng.

5. Đàn piano cơ kiểu dáng dựa tường (upright piano)
Đàn piano cơ dạng upright dựa tường chỉ có tiếng piano, thường có 3 pedal dưới chân với pedal giữa nhằm chức năng giảm âm.
Đàn không cần điện khi chơi nhưng bạn cũng cần bảo trì lên dây đàn, hay gắn dây sưởi đàn (khi thời tiết ẩm thấp) mỗi năm 1-2 lần để bảo quản đàn. Đàn sử dụng chức năng cơ học, vật liệu gỗ, tiếng đàn càng hay nhờ vào bộ gõ, chất liệu gỗ, kích thước thùng đàn càng cao thì tiếng đàn càng vang và to hơn.
Đàn piano upright được dùng khá phổ biến vừa làm nội thất cho căn nhà, vừa giúp người chơi có cảm giác chơi trên một cây đàn một cách tự nhiên bằng bộ gõ cơ học.
Độ nặng của phím sẽ thường nặng hơn so với đàn piano điện, do đó bạn sẽ làm quen với độ năng của đàn và điều chỉnh lực tay nếu trước giờ chỉ quen chơi đàn piano điện.
Đây không phải là vấn đề quá lớn, nếu như bạn đã kết hợp hai tay với nhau thuần thục, thì việc điều chỉnh lực tay sẽ không mấy khó khăn.
Số phím: 88 phím
Giá tối thiểu: từ 60 triệu trở lên (đàn upright mới), hay từ 20 triệu trở lên (với đàn upright đã qua sử dụng & tuỳ thương hiệu, độ mới của bộ máy trong đàn và độ hay của tiếng đàn)

5. Đàn grand piano / concert grand piano (hay còn gọi là đàn đại dương cầm, một số người gọi là đàn piano cánh dơi).
Đàn grand piano thường thấy trưng bày trong không gian khán phòng rộng, dàn nhạc giao hưởng, trong các sảnh khách sạn, hội nghị ..., một số nhà thờ lớn vẫn có đàn grand piano dùng để đệm đàn phụng vụ (ví dụ như nhà thờ Tân Định - Tp.HCM)
Số phím: 88 phím
Giá tối thiểu: Những cây đàn grand piano mới, (tuỳ thương hiệu) có giá vài trăm triệu hay vài tỉ đồng.
Giá từ 5,000USD (từ 120 triệu trở lên cho đàn grand piano đã qua sử dụng).
Cách chơi organ và piano giống / khác nhau như thế nào?
Sau đây là một số video minh hoạ cho các kỹ thuật chơi trên từng loại đàn trên. Tuy nhiên, như Bội Ngọc có đề cập ở trên, vì cấu tạo các loại đàn đều là phím đen trắng, cùng sử dụng kiến thức nhạc lý để học chơi đàn, do đó nếu bạn không thể sắm đàn piano, thì vẫn có thể sắm đàn organ để tập cách chơi của piano, hay tập cách chơi của piano để chơi trên organ 2 tầng trong nhà thờ. Chỉ cần kỹ năng chơi piano: bao gồm cả kỹ năng Solo Piano & Đệm Piano, là bạn có thể sử dụng được tất cả các loại đàn trên.
Dưới đây là một số phong cách chơi đàn khác nhau trên các cây đàn khác nhau.
Phong cách chơi organ trong nhà thờ, sử dụng tiếng organ & cây organ trong video có 3 tầng.
Đàn organ dùng trong dàn nhạc New Age, nghệ sỹ keyboard chơi lead solo và đổi tiếng khi chơi trên organ, hoà cùng các nhạc cụ khác.
Đây là một phong cách chơi organ truyền thống, sử dụng tiếng organ cho cả hai tay, và đây là cây đàn organ thông thường và người chơi đổi tiếng organ cho cả 2 tay để chơi.
Độc tấu dùng tiếng piano cho cả hai tay trên nền nhạc có sẵn, bạn có thể dùng chức năng này trên đàn organ 76-88 phím, chỉnh tiếng piano cho cả 2 tay, cài nhạc nền, đổi điệu hoặc cài MIDI nhạc nền và chơi trên nền nhạc đó.
Lại một video cũng chơi trên nền nhạc nhưng bạn này dùng organ và sử dụng tiếng organ để chơi solo theo phong cách hoàn toàn ngẫu hứng rất đẳng cấp.
Còn đây là phong cách chơi organ phổ biến ở Việt Nam, là chơi solo giai điệu bài hát cho tay phải và tay trái giữ hợp âm trên điệu nhạc có sẵn trên đàn, người chơi đổi tiếng cho tay phải để bài hát phong phú hơn khi chơi, tay trái thì chỉ giữ hợp âm chứ không chạy ngón nhiều như cao thủ solo organ người Hàn Quốc trong 2 video ở trên.
Vũ Cát Tường chơi đệm piano để vừa đàn vừa hát trên đàn piano điện.
Bội Ngọc chơi piano solo cover một bài hát của Alan Walker trên grand piano.
Nghệ sỹ piano cổ điển chơi trên grand piano thể hiện tác phẩm của Mozart trong dàn nhạc cổ điển.
Chơi piano cover nhạc hiện đại theo phong cách sôi động trên upright piano.
Có thể tập chơi piano trên đàn organ được không?
Như các video ở trên, bạn thấy rằng, người chơi Sunny sử dụng tiếng piano và chơi solo trên một cây keyboard, và bạn ấy cũng sử dụng kỹ thuật kết hợp hai tay của piano, và đổi tiếng organ để chơi trên một cây đàn keyboard khác.
Đó là ví dụ minh hoạ cho việc bạn có thể tập và chơi piano trên đàn organ keyboard.
Chơi đệm đàn trong nhà thờ thì dùng đàn nào?
Như các video ở trên, bạn sẽ thấy trong các nhà thờ lớn, sẽ sử dụng đàn organ 2 hoặc nhiều tầng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng 1 cây organ keyboard thông thương & sử dụng tiếng organ để chơi theo phong cách đàn nhà thờ.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể chơi tiếng piano trong nhà thờ, tuỳ vào phong cách ở nhà thờ nơi bạn sinh hoạt. Khi chơi bộ lễ Seraphim hay các bộ lễ trang trọng thì người ta vẫn chú trọng chơi bằng tiếng organ.
Và một điều nữa, là bạn hoàn toàn có thể học kỹ năng đệm đàn của piano để vận dụng chơi trong organ nhà thờ.
Sau bài viết trên, hy vọng là bạn đã có được những góc nhìn rộng hơn về các nhạc cụ phím như organ, kayboard, piano và các phong cách chơi đàn khác nhau.
Việc tiếp theo của bạn là chọn cho mình hướng đi, mục tiêu phù hợp và chương trình học phù hợp để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả.
Sau đây là các khoá học có thể phù hợp với bạn (là người mới bắt đầu):
>> Tìm hiểu về hướng học đàn phù hợp cho người mới bắt đầu từ sách Piano Solo Method
>> Học những kiến thức Nhạc lý căn bản nhất trước khi bắt đầu với chơi nhạc cụ phím.
Với những mục đích học đàn bên dưới, Bội Ngọc đề xuất cho bạn các khoá học phù hợp như sau:
1/ Chơi piano solo cover theo phong cách nhẹ nhàng Pop-Ballad:
>> Khoá Học Piano Solo Method (đã bao gồm phần Nhạc lý)
2/ Chơi piano đệm hát (tự đệm tự hát cơ bản):
>> Học Nhạc lý + Khoá học Đệm Piano Pop-Ballad cơ bản
3/ Chơi piano để đệm đàn trong nhà thờ:
>> Học Nhạc lý (dành cho người chưa từng học nhạc lý) + COMBO khoá học Đệm Piano từ cơ bản đến Nâng Cao. Có thể học thêm Solo Piano nếu muốn chơi Solo giai điệu nhạc Thánh ca.
Bạn có thể gửi email đến info@boingocpiano.com / hay nhắn tin đến Fanpage: Boi Ngoc Piano để được tư vấn.
Đừng quên like / chia sẻ / để lại bình luận bên dưới bài viết.
Bội Ngọc
"Lan toả động lực, chia sẻ đam mê"
Theo dõi thêm các bài viết / khoá học hữu ích khác

GIỚI THIỆU SÁCH PIANO SOLO METHOD
Phương pháp mới để bắt đầu học chơi piano thành công!
Giá: 150.000 VNĐ
Bao gồm : 1 QUYỂN SÁCH PIANO SOLO METHOD (miễn phí giao hàng trong nước) + TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TỰ HỌC PIANO TRONG 15 NGÀY
Học Nhạc Lý & Thực Hành Chơi Piano Bài Hát Đầu Tiên Trong Vòng 2 Tuần
Giá khoá học: 700,000VNĐ (35USD)
