GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI CHƠI PIANO

Nội dung bài viết
Giải đáp một số vấn đề thường gặp khi chơi piano
Câu hỏi: Khi chơi tay phải đánh nốt đôi thường bị chậm, mình có cần lúc nào cũng phải chơi nốt đôi không?
Giải đáp: Không cần phải lúc nào cũng đánh nốt đôi ngay đầu ở nhịp, phần mình học chơi nốt đôi là để tự biết cách trong một bài hát sẽ có một vài chỗ mình sẽ thêm vào nốt đôi, nốt bè để nhấn mạnh cho bài hát đó. Thường nốt đôi không phải là ở chỗ nào cũng thêm hoặc là đầu ô nhịp nào cũng thêm.
Ví dụ như điệp khúc thì sẽ thêm nhiều hơn vì thêm nhiều nốt đôi cho tay phải có nghĩa là mình sẽ muốn nhấn mạnh đoạn đó hơn. Chúng ta không cần đầu ô nhịp nào cũng chơi nốt đôi, có thể là trong một ô đó chơi tất cả các nốt đều là nốt đôi, sau đó quay ô nhịp tiếp theo không cần chơi đôi nào vẫn được.
Những chỗ nào muốn thêm nốt đôi là tùy vào dụng ý của mình cho bài hát. Có thể đánh dấu vào những cái chỗ muốn thêm nốt đôi hoặc viết thêm trên bản nhạc nốt đôi mà mình muốn thêm dưới nốt chính.
Khi mình chơi những bản nhạc cổ điển hoặc những bản nhạc soạn sẵn thì người ta sẽ soạn cho mình nốt đôi hay ký hiệu chỗ nào sẽ chơi nốt đôi. Còn học theo phương pháp của BNP sẽ biết cách tự thêm nốt đôi vào những chỗ mình muốn dựa vào cảm nhận của mình, không cần phải chơi máy móc, chỗ này phải có chỗ này phải không. Điệp Khúc có thể tập quãng 8 hoặc chơi đổi quãng
Học những kỹ thuật đó để mình thêm xen kẽ cho bài hát, không phải chỗ nào cũng phải chơi nốt đôi hoặc chỗ nào cũng phải chơi quãng tám. Nếu thêm nốt đôi sẽ là những câu hoặc những chỗ mà mình muốn nhấn mạnh và chơi quãng 8 thường chơi vào đoạn điệp khúc.
Những đoạn cao trào của bài hát không cần phải chơi hết đoạn điệp khúc, những kỹ thuật này là mình sẽ tự thêm vào dựa vào sự sáng tạo của mình. Còn bài chơi mẫu chỉ để hiểu để mình chơi như thế nào.
Câu hỏi: Mình có thể đổi hợp âm đầu ô nhịp khi chơi không?
Giải đáp: Một ô nhịp có nhiều cách viết hợp âm, thường sẽ có ít nhất là 3 hợp âm có thể đánh được cho ô nhịp đó. Ví dụ: viết hợp âm cho bài đó là như vậy, nhưng khi lên trang hợp âm Việt sẽ có một số bài một số chỗ người ta lại viết hợp âm khác. Tùy mỗi người sẽ có một cách hoà âm. Như cách hòa âm của Bội Ngọc là viết họ âm rất đơn giản nhưng mà có những người học hòa âm nâng cao thì người ta sẽ viết nhiều hợp âm màu hơn.
Bội Ngọc không có thế mạnh về hoà âm nên thường sẽ viết hợp âm trưởng hoặc thứ những hợp âm cơ bản. Còn hợp âm nâng cao như sus, dim,…có những hợp âm nhạc Blue, nhạc Jazz,… Bội Ngọc không rành những dòng nhạc đó, nếu chơi nhạc pop thì mình sẽ chơi những hợp âm đơn giản.
Trong cùng một chỗ người ta có thể viết những hợp âm khác nhau. Ví dụ như là nốt G, có những hợp âm có nốt G như hợp âm C cũng có nốt G hoặc âm Em cũng có nốt G, hợp âm G cũng có nốt G, 3 hợp âm đó là ba hợp âm chính. Còn có những hợp âm màu cũng có nốt G trong đó như hợp âm Am7,… những hợp âm có nốt G trong đó thì nốt G đó sẽ có trong nhiều hợp âm khác nhau.
Cho nên sẽ có nhiều cách để viết hợp âm cho bài hát và tùy từng người sẽ viết kiểu nào nghe hợp với bài hát. Nếu muốn tìm hiểu thêm về phần đặt hợp âm hoặc cảm âm có thể học thêm khóa học Phản xạ cảm âm hoặc khóa đệm hát cơ bản. Đó là hai khóa học có nói về cái phần này.
Trước đây Bội Ngọc chơi đệm hát nhiều nên phần nốt đôi Bội Ngọc chơi khá dễ bởi vì trong đệm hát tay phải mình sẽ chơi nốt đô rất nhiều, dậm hợp âm nhiều. Những tư thế đảo của hợp âm thì đa số nốt bè đều là những nốt có trong hợp âm. Nếu như mọi người có học về đệm hát thì nó cũng sẽ bổ trợ cho mình một số kỹ thuật để mình chơi được trong solo.
Câu hỏi: Có nhất thiết phải tập chơi tay phải đúng nhịp theo metronome rồi chuyển sang tập tay trái không?
Trước giờ Bội Ngọc không tập theo metronome, Ngọc thường dậm chân/ dậm nhịp ở những chỗ có tiết tấu khó nhưng không phải lúc nào cũng dậm chân hết bài. Khi mới bắt đầu tập piano khoảng 3 – 6 tháng mình sẽ cố gắng tập chơi đúng nhịp. Thường chúng ta sẽ có thể cảm thụ được âm nhạc mà không cần phải có metronome hoặc dậm chân mới cảm nhận được nhịp. Có nhiều người chơi nhạc họ cảm nhận nhịp bằng cách lắc lư cơ thể, đó cũng là một cách cảm nhận nhịp và tiết tấu bằng cơ thể, chuyển động tay, gật đâu hoặc dậm chân,…
Việc mình phụ thuộc vào metromome tác động từ bên ngoài sẽ dễ khiến mình mất tập trung, phải ngồi canh theo nó,… Ngọc không khuyến khích người mới bắt đầu phải cố gắng tập theo hay dựa vào metronome quá nhiều. Trường hợp sử dụng metronome khi mình gặp bài có tiết tấu khó, bài có nhiều nốt kép, nốt móc giật, còn bình thường những bài hát mình đã quen thuộc, đã cảm nhận được nhịp thì mình không cần phải sử dụng metronome, sẽ khiến chúng ta bị gò bó, phụ thuộc vô nhịp của cây đàn, không thể thả lỏng và chơi tập trung được
Kết luận lại, metronome phù hợp tập khi gặp bài có tiết tấu khó, có nhiều nốt kép hoặc để tập tăng tốc dần lên, dùng để cải thiện tiết tấu và cải thiện tốc độ chơi một bài hát. Mới bắt đầu mình hãy sử dụng cảm nhận của cơ thể, dậm chân, gật đầu hoặc đếm bằng miệng để cảm nhận nhịp.
Như vậy, trên đây là những vấn đề cần chú ý & cải thiện khi chơi piano. Chúc bạn luyện tập tốt & sớm đạt được mục tiêu của mình.
- Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.
- Để giúp người mới bắt đầu học piano nhanh hơn, Bội Ngọc có thiết kế khoá học online Piano Solo Method. Trong khoá học này Bội Ngọc có thêm các mẹo hữu ích để đọc bản nhạc, xếp ngón tay nhanh hơn. Mời bạn tham khảo khoá học Piano Solo Method tại đây: PIANO SOLO METHOD ® – Khoá Học Phương Pháp Chơi Piano Solo Thành Công