Con đường tự học Piano & Tư duy để thành công

Trong hôm 11/09/2021 vừa qua, Bội Ngọc đã tổ chức buổi Talk Show “Con đường tự học Piano & Tư duy để thành công” thông qua Zoom cùng với sự tham gia của khách mời Frank Peter – nghệ sĩ tự học piano người Mỹ. Chương trình diễn ra nhằm mục đích kết nối cũng như giúp học viên mở mang thêm nguồn kiến thức, văn hóa âm nhạc nước ngoài.
>> Xem video tại đây:
Ngoài những tâm sự, hỏi đáp diễn ra xuyên suốt chương trình, ngoài ra còn có phút giây thư giãn đan xen và đặc biệt hơn, khán giả có thể có cơ hội trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc bản thân với chính khách mời của chương trình. Có thể đó là những câu hỏi chuyên môn, hoặc cũng có thể là tìm đến những lời khuyên nhằm tiếp thêm động lực học.
Sau đây, Bội Ngọc sẽ tóm gọn sơ bộ về nội dung chính diễn ra trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Chương trình được chia làm 2 phần: hỏi đáp và đặt câu hỏi.
HỎI ĐÁP
Để mở đầu phần hỏi đáp của chương trình, Bội Ngọc đưa ra một vài câu hỏi:
- “Lý do mà ông bắt đầu theo đuổi âm nhạc, với cây đàn piano? Và khi ông còn nhỏ, ông đã từng tiếp xúc với đàn chưa?”
Để đáp lại cho câu hỏi trên, bắt đầu từ việc Frank nhìn thấy bố mình chơi đàn khi ngày ông còn bé, sự tò mò về âm thanh đã khiến ông có hứng thú với piano. Nhưng ông tạm gác lại niềm đam mê âm nhạc vào thời điểm ấy vì ông chưa tin vào bản thân mình có thể chơi được, vì thế mà ông bỏ lỡ mất niềm đam mê thuở trẻ.
Mãi cho đến ngày ông tình cờ gặp được người thầy dạy piano đầu tiên trong cuộc đời mình. Tại buổi gặp gỡ, bằng một cách nào đó, như là khơi dậy trong người nghệ sĩ đã chững ở tuổi 31-32 ngày ấy một niềm khao khát mãnh liệt với âm nhạc. Từ đó Frank đã đưa ra quyết định sẽ theo đuổi lấy nó, trên chính chiếc piano cũ của bố ông ấy.
- Ông đã học theo lối chơi cổ điển đó trong bao lâu? Ông có cảm thấy khó khăn với phương pháp đó không?
“Thật ra…cũng có đấy…Nó đều có những mặt tốt và những mặt không ổn lắm…Tôi sẽ kể mặt tốt trước. Điểm tốt là tôi đã có thể tiếp xúc với nền âm nhạc cổ điển và được biết đến vẻ đẹp của thể loại nhạc này” – Frank nói. Với ông, nhạc cổ điển mang một màu sắc rất riêng, không chỉ dừng lại ở việc chỉ đánh đúng theo bản nhạc, mà còn phụ thuộc vào các bạn thể hiện, cách xử lý thời gian và giai điệu,..
Nhưng trái lại với kỳ vọng của bản thân ông rằng sẽ được chỉ dẫn tận tình cách bộc lộ, giải phóng cái “âm nhạc” bên trong ông ra ngoài để khiến nó trở thành những giai điệu hoàn mỹ, thì người thầy của Frank chỉ đưa cho ông bản nhạc và bảo ông chơi nó theo bất kỳ cách nào. Điều này khiến ông khá nản lòng, điều này sẽ đúng với rất nhiều người đã từng hoặc ít nhất một lần trải nghiệm học theo kiểu như ông Frank được học.
- Mà ông không thể vừa điều khiển hai tay của mình vừa đọc bản nhạc cùng một lúc? Ông có cảm thấy nó gây nản lòng chứ? Bằng cách nào ông đã vượt qua nó? Và ông có đi tìm cho mình một hướng khác để học đàn không?
Ở câu hỏi này, Frank chia sẻ rất tận tâm bằng cách đưa ra phương pháp mà ông cho là hiệu quả nhất trong suốt quãng thời gian ông học và chơi đàn đến nay. Phương pháp ông đề ra không quá phụ thuộc vào bất kì bản nhạc hay cách chơi khuôn khổ nào cả, mà nó hình thành dần từ việc cảm nhận âm nhạc lẫn thói quen luyện tập.
Rõ hơn, trong phương pháp ông chia sẻ, để cảm nhận được âm nhạc và chơi được bản nhạc đó, chia làm 4 giai đoạn:
+ Ears (Đôi tai): Việc đầu tiên Frank làm khác với hầu hết những người chơi đàn trước đây, thay vì quan tâm rằng bản nhạc có bao nhiêu hợp âm, là những hợp âm gì thì Frank đề cao việc cảm nhận giai điệu bản nhạc trước.
+ Intellect (Trí tuệ): Có thể hiểu đơn giản ở đây nghĩa là sau khi bạn nghe được những âm thanh của bài hát đấy thì lập tức bạn sẽ dần hình thành được những đặc điểm của giai điệu mà không cần phụ thuộc vào dấu hóa được ghi trong bản nhạc. Ở giai đoạn này bạn đã dần sắp xếp được giai điệu bài hát rõ ràng, điều này khiến bạn hiểu được âm nhạc, hiểu được dấu ấn đặc biệt riêng của nó.
+ Eyes (Đôi mắt): Đến bước này mới thật sự cần đến xem bản nhạc để thấy được sự sắp xếp và phối hợp của những phím đàn khi bạn chơi. Bên cạnh đó còn phải có cả sự tưởng tượng từ đôi mắt giúp bản nhạc trở nên sinh động hơn.
+ Muscles (Cơ bắp): Cơ bắp ở đây được hiểu như những chuyển động của cơ thể khi chơi 1 bài nhạc bất kỳ.
Sau những điều trên, Frank nhấn mạnh “đừng bị mắc kẹt trong suy nghĩ rằng bạn phải chơi những ký tự. Bạn không muốn chơi những ký tự. Bạn muốn chơi trên những âm thanh” .
Ngoài những chia sẻ về kiến thức chuyên môn hay đề ra những phương pháp học đàn hiệu quả, Frank Peter còn chia sẻ thêm về hành trình học và chơi đàn của mình:
- Ông có thể chia sẻ về những quyển sách hoặc các nguồn tài liệu tham khảo mà mình từng đọc qua?
“Âm nhạc đi vào, âm nhạc đi ra. Vậy nên nếu như bạn muốn âm nhạc được bộc lộ ra thì bạn cần phải có vốn âm nhạc đi vào đã” – Frank nói
Theo như chia sẻ, tài liệu ông đọc phần lớn từ những bản nhạc đã được viết sẵn, ông đơn thuần chỉ học cách chơi những bản nhạc sẵn có đó. Hoặc đơn giản hơn, ông vẫn thường học hỏi từ nhiều những trang web hoặc kênh youtube khác về đàn piano, Frank rất khuyến khích mọi người nên tìm nhiều những kênh học tập như thế vì phần lớn đều là nguồn tài liệu miễn phí.
- Ông đã bao giờ cảm thấy bế tắc hoặc chán nản trên cuộc hành trình hay là trong những quá trình như thế chưa?
Để trả lời cho câu hỏi trên, Frank nói: “Tôi có cả ngàn khoảnh khắc tôi cảm thấy bế tắc, và tôi lúc đó chỉ muốn vứt cây đàn xuống sông để mà tôi không chơi nó lần nào nữa”.
“Chúng ta đều là con người mà. Đừng nghĩ chúng ta không có tài năng, mà hãy nghĩ là rồi sẽ có giải pháp mà, chỉ cần đừng bỏ cuộc là được. Hãy cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề bởi vì nó luôn có cách mà” – Ông chia sẻ thêm.
Ngoài ra, vẫn còn một vài chia sẻ khác trước khi đến phần 2 mà Frank đã rất tận tình hướng dẫn cũng như chia sẻ về cảm nhận bản thân thông qua nhiều câu hỏi khác như:
- sau 29 năm, ông định nghĩa như thế nào về thành công trong lĩnh vực chơi đàn?
- Ông đã đến nhiều nơi trên thế giới. Ông có thể kể về những trải nghiệm khi mà ông chơi đàn để kết nối mọi người. Ông thường chơi đàn ở đâu vậy?
- …
ĐẶT CÂU HỎI
Ở phần này, Bội Ngọc cũng như Frank đã nhận được khá nhiều câu hỏi thú vị từ quý khán giả tham gia chương trình Talk show.
Mở đầu cho phần Q&A là câu hỏi đến từ cô Hằng – 1 học viên tham gia khóa học của Bội Ngọc: “Ông đã dành bao nhiêu thời gian luyện tập 1 ngày và khi ông chán nản vì không thể chơi bài hát yêu thích, ông vượt qua sự chán nản bằng cách nào và làm sao ông có thể tiếp tục con đường âm nhạc của mình?”
>> Frank giải thích rằng mình không dành thời gian cho luyện ngón như phương pháp thông thường. Để tiết kiệm thời gian cũng như tăng hiệu suất khi luyện tập, ông dành thời gian lập trình trong đầu mình về những cách điều khiển cơ thể chơi bản nhạc theo đúng như ông mong muốn. Ngoài ra, nếu cảm giác bài nhạc quá khó, bạn có thể chia làm nhiều phần và chơi chúng với tốc độ chậm.
Ngoài ra còn có những câu hỏi khác từ quý khán giả như:
- Câu hỏi của chị Phương Thảo – “Tôi thường luyện tập bằng cách cảm nhận nhịp điệu và sau khi luyện tập nhiều thì tôi có thể chơi mượt mà và khi tôi quay lại bài cũ đã luyện tập trước đó, tôi quên mất và không còn chơi tốt.Tôi không biết lí do tại sao”
- “Em trai tôi xem Youtube khá nhiều vì em ấy thích xem hoạt hình và em ấy cũng muốn chơi nhạc của hoạt hình đó nên em ấy xem các video hướng dẫn chơi nhưng tôi nghĩ em ấy không dùng tư duy để chơi,ông nghĩ gì về việc này?”…
Trên đây là những chia sẻ cũng như tóm tắt ngắn gọn về chương trình Talk Show trong ngày 11/09 vừa qua. Bội Ngọc rất vui khi mọi người đã cùng tham gia và không ngần ngại chia sẻ những khó khăn của bản thân. Qua chương trình này, Bội Ngọc hi vọng bạn có thể cải thiện về kỹ năng cũng như có thêm nhiều kiến thức tự học từ nghệ sĩ piano người nước ngoài – Frank Peter.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI TALK SHOW
—-
LIÊN HỆ:
+ Mobile: 082 8888 060
+ Email: support@boingocpiano.com / info@boingocpiano.com
+ Fanpage Facebook: https://facebook.com/boingocpiano
+ Website: https://boingocpiano.com
Tag:talk show, tự học piano