Những kỹ năng cần có và các bước để chơi piano solo cover bài hát mình yêu thích

Việc tìm kiếm phương pháp luyện tập piano solo cover đơn giản nhưng hiệu quả, nhanh tiến bộ là vấn đề được phần đông người học tìm kiếm. Liệu các giáo trình và phương pháp luyện tập trước nay của bạn có thật sự giúp bạn kĩ năng chơi piano solo cover không?
Trong bài viết này, Bội Ngọc sẽ chia sẻ các bước để chơi piano solo cover hiệu quả và những kĩ năng cần có mà mình đã đúc kết.
Để giải đáp cho câu hỏi “Làm sao để chơi piano solo cover?”, Bội Ngọc xin chia sẻ một vài phương pháp hỗ trợ bạn trong việc chơi đàn thêm phần hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Dưới đây là tổng hợp các bước và kĩ năng cần biết để bạn có thể chơi piano solo cover các bài hát mình yêu thích:
Nội dung bài viết
1. Nhớ được giai điệu bài hát, xác định được tone/giọng của bài hát
Để cảm âm giai điệu tay phải của bài hát, bạn cần ghi nhớ tưởng tượng được giai điệu mà mình muốn chơi. Để làm được điều này, việc nghe nhạc nhiều lần để nhớ giai điệu là cần thiết. Trước khi cảm âm giai điệu bài hát, bạn cần xác định được tone/giọng, bài hát được viết ở giọng trưởng hay thứ? Đặc điểm của giọng này có bao nhiêu dấu hoá? Nốt xuất phát của bài hát là nốt gì?
2. Biết được tone/giọng của bài hát đó gồm những hợp âm nào
Đầu tiên để xác định được tone/giọng, bạn hãy nghe xem bản nhạc đó có giai điệu buồn hay vui tươi. Nếu cảm nhận giai điệu buồn, khả năng cao sẽ là bài hát viết ở giọng thứ, giai điệu tươi sáng thì bài hát viết ở giọng trưởng.
- Xem thêm bài viết về các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản của Bội Ngọc và tìm hiểu kiến thức về vòng tròn bậc 5.
3. Nắm được vòng hợp âm chính của bài hát khi chơi piano solo cover
Ở phần này, có thể sẽ khá khó khăn với bạn nếu trước đây bạn chưa từng học qua cách đặt hợp âm hay chưa biết cách cảm âm. Nếu chưa có thể tự đặt hợp âm được, bạn có thể tìm kiếm vòng hợp âm của bản nhạc thông qua các trang, các ứng dụng tra hợp âm bài hát như các trang: hopamviet, hopamchuan, Chordify…
4. Thử chơi giai điệu bài hát trên đàn
Có thể ban đầu, bạn sẽ đánh lệch khá nhiều nốt khi chơi piano solo cover không có bản nhạc nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì hầu hết khi tập tác phẩm mới, sẽ cần luyện tập để nhớ được giai điệu. Hãy cố gắng xác định nốt nhạc mở đầu bài hát trên đàn, từ đó định hình các nốt khác về sau và lựa chọn hợp âm tay trái sao cho hợp lý (hoặc dựa vào hợp âm ghi sẵn trên các trang hợp âm để đặt vào)
5. Tưởng tượng về các khoảng giai điệu cao – thấp của bài hát
Khi nghe một bài hát, bạn sẽ tưởng tượng giai điệu cao thấp như thế nào, nốt nào hát cao hơn, nốt nao hát thấp hơn, khoảng cách quãng giữa các nốt ước chừng bao nhiêu quãng. Điều này sẽ giúp ích khá nhiều cho việc tìm kiếm nốt nhạc cũng như hợp âm bài hát, và giúp bạn vừa chơi ngay trên đàn mà không cần đọc bản nhạc. Chú ý luyện tập kỹ năng này vì nó giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành một tác phẩm và nhớ bài dễ dàng hơn. (Tham khảo Khóa học phản xạ cảm âm)
6. Biết cách dự đoán nốt ở một quãng trên đàn
Đây là cách tìm nốt nhạc tay phải khá thông dụng cho piano solo cover, để dự đoán và tìm nốt nhạc trên đàn, bạn chọn một quãng 8 trên đàn và cảm âm giai điệu chỉ trên một quãng đó để không mất nhiều thời gian mò mẫm nốt nhạc. Một quãng 8 chỉ có 8 phím đàn trắng và 5 phím đàn đen để bạn lựa chọn cảm âm, bạn có thể tự đoán về các nốt bạn nghe được trong 1 bài hát bất kì để hình thành được phản xạ cảm âm tự nhiên.
7. Ghi nhớ đặc điểm tone/giọng khi chơi piano solo cover
Sau khi xác định được tone/giọng bài hát, tiếp tục quy ra ở khoảng giọng đó sẽ tương ứng với bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc giáng (b). Việc này có thể sẽ đơn giản thực hiện hơn vì bạn được tạo thói quen ghi nhớ trong suốt quá trình đàn đi đàn lại nhiều bài hát, học về vòng tròn bậc 5, âm giai (scale) sẽ giúp bạn nhớ được các kiến thức này dễ dàng.
8. Học kỹ năng kết hợp hai tay theo hợp âm khi chơi piano solo cover
Bạn có thể cảm âm được giai điệu tay phải, có thể tra cứu được hợp âm tay trái dựa vào các trang website ghi hợp âm có sẵn, tuy nhiên để kết hợp hai tay với nhau lại là kĩ năng mà nếu không được học theo phương pháp bài bản, sẽ rất khó khăn để có thể chơi được hai tay với nhau. Để tập được kỹ năng kết hợp 2 tay, trước hết bạn phải thuần thục phương thức chơi từng tay riêng lẻ, biết được các thế bấm tay trái/tiết tấu chơi tay trái cho từng hợp âm và từng dòng nhạc khác nhau, luyện tập trên nhiều tiết tấu và bài hát khác nhau để trở nên thuần thục. (Bạn có thể học kĩ năng kết hợp hai tay trong Khóa học Piano Solo Method)
- Các khoá học của Bội Ngọc có thể hướng dẫn các kĩ năng giúp bạn kĩ năng kết hợp hai tay và chơi cảm âm gồm: Piano Solo Method, Phản Xạ Cảm Âm
- Ngoài ra để làm tác phẩm trở nên hay và màu sắc hơn, bạn có thể chèn thêm nhiều kỹ thuật khác nhau cho tay trái và tay phải như luyến láy, đổi quãng, chạy ngón, các kỹ thuật trills/tremolo … (Tham khảo tại Khóa học Piano Solo Nâng Cao)
Như vậy, Bội Ngọc đã chia sẻ những kiến thức kĩ năng cần có, các bước để chơi piano solo cover. Ngoài những mẹo nhỏ trên, điều cần thiết giúp bạn nâng cấp trình độ nhanh chóng là tìm được phương pháp, chương trình học đàn phù hợp cùng sự kiên trì luyện tập. Chúc bạn thành công!
Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.