Những khó khăn của người lớn tuổi học đàn Piano

Người lớn tuổi học đàn Piano thường gặp những khó khăn gì? Làm cách nào để khắc phục? Trong bài viết này, Bội Ngọc sẽ giải đáp cho bạn về những vấn đề kể trên.
>> Xem video tại đây:
Nội dung bài viết
VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI HỌC PIANO
Dưới đây, Bội Ngọc sẽ nêu một vài vấn đề ở người lớn tuổi thường hay mắc phải trong việc học & chơi Piano:
1. Tốc độ tiến bộ
Vấn đề chung ở người lớn tuổi học Piano là việc tốc độ tiến bộ chậm. Điều này khá dễ hiểu vì người lớn thường có phản xạ lẫn việc tiếp thu kiến thức mới không còn nhanh nhạy như khi còn trẻ. Nhưng bù lại, người lớn tuổi thường có nhiều thời gian hơn, từ đó bạn có thể dành khoảng thời gian trống cho việc luyện tập nên điều này hoàn toàn có thể cải thiện.
2. Sự linh hoạt của tay
Bên cạnh đó, người lớn tuổi điều khiển các ngón tay cũng có phần khó khăn vì các khớp không còn quá linh hoạt nên việc luyện tập cũng cần nhiều thời gian hơn. Tương tự việc tập thể dục cho cả cơ thể, khi luyện tập đủ nhiều & quen với các chuyển động của bàn thay thì các ngón tay cũng từ đó dần nhanh nhạy, dẻo dai hơn.
3. Không bắt được nhịp
Ngoài ra, người lớn tuổi cũng thường có vấn đề ở phần nhịp điệu. Theo Bội Ngọc, đối với người lớn tuổi học Piano trong khoảng thời gian đầu, bạn không cần quá chú trọng vào vấn đề này. Nhưng khi đã quen với phím đàn, chơi kết hợp 2 tay ổn & có mục tiêu cao hơn, bạn nên luyện tập kỹ hơn về phần nhịp.
Như Bội Ngọc đã chia sẻ, phần nắm vững nhịp giúp bạn làm chủ bài nhạc, từ đó, nhịp có vai trò quan trọng trong việc chơi Piano. Dưới đây là giải pháp giúp bạn cải thiện & làm chủ nhịp điệu.
GIẢI PHÁP VỀ NHỊP
Để nắm vững về phần nhịp bản nhạc, bạn cần có những bài luyện tập về tiết tấu trong quá trình chơi đàn. Có nhiều cách để luyện tập về phần nhịp này, có người sẽ vừa chơi đàn vừa dậm chân, dậm nhịp. Cũng có một số người thường luyện tập với metronome trong quá trình chơi đàn để luôn giữ đúng nhịp.
Với Bội Ngọc, những phương pháp dậm chân hoặc chơi với metronome nói trên chỉ cần thiết trong khoảng thời gian đầu làm quen với nhịp điệu (khoảng từ 3 – 6 tháng). Sau đó, bạn hoàn toàn có thể chơi tự do mà không cần vừa chơi vừa dậm chân hay chơi kèm metronome, vì lúc này bạn đã quen dần với nhịp. Từ đó, bạn có thể tự chơi bản nhạc theo cảm xúc, có đoạn nhanh, chậm tùy ý chứ không còn khuôn khổ trong 1 tốc độ nhịp điệu như trước.
Lưu ý: Chơi tự do có đoạn mạnh, yếu, nhanh, chậm tùy lúc, nhưng vẫn phải đúng nhịp điệu của từng đoạn.
Trên đây là những khó khăn thường thấy ở người lớn tuổi khi học Piano & như Bội Ngọc đã đề cập đến phần khó nhất lẫn cách khắc phục.
- Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.
- Để giúp người mới bắt đầu học piano nhanh hơn, Bội Ngọc có thiết kế khoá học online Piano Solo Method. Trong khoá học này Bội Ngọc có thêm các mẹo hữu ích để đọc bản nhạc, xếp ngón tay nhanh hơn. Mời bạn tham khảo khoá học Piano Solo Method tại đây: PIANO SOLO METHOD ® – Khoá Học Phương Pháp Chơi Piano Solo Thành Công