Hướng dẫn Đệm Hát Ballad đơn giản

Bạn muốn học đệm hát cơ bản nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, Bội Ngọc sẽ hướng dẫn bạn cách đệm đơn giản, áp dụng cho nhiều bài hát hiện nay – đệm Ballad.
>> Xem video tại đây:
CÁCH THỰC HIỆN
Sau đây, Bội Ngọc sẽ hướng bạn cách chơi đệm hát piano Ballad theo kiểu tay phải dậm nhịp với nhiều thế bấm khác nhau của hợp âm giúp bài hát trở nên sinh động hơn
- Các thế bấm khác trong hợp âm
Đầu tiên, Bạn cần biết đến các thế bấm của 1 hợp âm. Phần lớn hợp âm được cấu thành từ 3 nốt riêng biệt, thông thường khi học hợp âm, phần lớn bạn chỉ chú ý đến thế tay cơ bản của hợp âm đó. Ngoài cách bấm hợp âm cơ bản ra, bên cạnh đó vẫn còn các thế bấm tương đương với nó, dù là khác cách bấm nhưng giá trị hợp âm vẫn ngang nhau.
-
- Ví dụ: Hợp âm Đô Trưởng (C)
Hợp âm Đô Trưởng (C) được cấu tạo từ 3 nốt đơn giản C-E-G lần lượt với ngón cái ở phím Đô (C), ngón giữa ở phím Mi (E) và ngón út là Sol (G). Cứ như thế, hợp âm Đô Trưởng tiếp tục được lặp lại giống nhau ở các quãng trên. Tạm gọi đây là cách chơi hợp âm gốc, cơ bản.
Nhiệm vụ của bạn sẽ thay đổi thế bấm của Đô Trưởng (C) với nhiều kiểu khác nhau như:
+ [C-E-G] – Đô – Mi – Sol (Thế bấm gốc)
+ [E-G-C] – Mi – Sol – Đố
+ [G-C-E] – Sol – Đố – Mí
Từ những thế bấm trên, bạn có thể lặp lại liên tục ở những quãng cao hơn hoặc thấp hơn.
Xem thêm bài viết “14 hợp âm cơ bản & đủ dùng trên piano”
- Cách thực hiện
Cách tập luyện đơn giản bằng những thế bấm khác nhau của hợp âm như sau: Chơi theo kiểu dậm nhịp, đồng nghĩa với việc bạn phải bấm cùng lúc tất cả các nốt có trong hợp âm trên đàn. Dậm 1 lần cho mỗi thế bấm, sau đó lập tức thay đổi thế bấm theo chiều tăng quãng dần (từ trái sang phải) cho đến hết và tiếp tục lặp lại với việc dậm hợp âm theo hướng ngược lại so với ban đầu (từ phải sang trái)
ỨNG DỤNG TRÊN BÀI HÁT
Khi chơi đệm hát, bạn nên vận dụng các thế tay khác nhau trong mỗi hợp âm ngoài thế bấm cơ bản. Ngoài ra, việc luyện nhiều thế bấm hoặc chơi nhiều kiểu biến tấu không chỉ giúp tay bạn linh hoạt hơn, khiến bài hát bạn chơi có nhiều màu sắc mới lạ, mà còn có thể giúp bạn tìm ra được loại thế bấm yêu thích.
-
- Ví dụ: Ở câu đầu của bài hát “Cơn gió lạ” với các hợp âm: C – Em – Am lần lượt theo lời bài hát:
“Lặng yên căn [C] gác, lặng [Em] yên vầng [Am] trăng.”
Lần lượt sẽ có các cách đệm như sau:
+ Dậm cơ bản: (C-E-G)x2 – (E-G-B)x2 – (A-C-E)x3
+ Biến tấu: (C-E-G) (E-G-C) – (E-G-B) (G-B-E) – (A-C-E) (C-E-A) (E-A-C)
Ở cách chơi biến tấu, tay bạn phải di chuyển khá nhiều trên đàn, nhưng cũng vì thế mà giai điệu phát ra có màu sắc, bắt tai hơn so với cách dậm cơ bản. Tuy vậy, cách biến tấu trên khá đơn giản vì đều bắt đầu chuyển đoạn bằng các hợp âm gốc. Khi đã luyện tập thành thạo các thế bấm, bạn có thể chơi các thế tay khác của hợp âm đó ngay từ lúc bắt đầu chuyển đoạn, nhằm tạo đa dạng màu sắc cho kiểu đệm.
Lưu ý: Bạn có thể chơi pha trộn liên tiếp nhiều kiểu bấm cho cùng 1 vòng hợp âm của bài hát, hoặc ít nhất sau 2 lần dậm cùng 1 hợp âm thì nên đổi thế tay khác cho hợp âm đó.
ỨNG DỤNG 2 TAY
Bội Ngọc sẽ đề cập sơ lược qua cách đệm cơ bản ở tay trái, bạn có thể đệm 4 ngón tương ứng với 4 nốt đơn. Tiếp theo, hãy canh nhịp tay phải sao cho khi dậm hợp âm rơi vào nốt đơn thứ nhất và nốt đơn thứ ba của tay trái.
-
- Ví dụ: Hợp âm Đô Trưởng (C)
+ Tay trái: Chơi 4 nốt đơn (C-E-G-C)
+ Tay phải: Chơi dậm hợp âm C bất kì (cơ bản hoặc biến tấu) nhưng phải dậm vào nốt C đầu tiên và G ở tay trái.
Như vậy, trên đây Bội Ngọc đã chia sẻ qua về cách chơi đệm hát Ballad đơn giản, thông qua những kiến thức trên, bạn có thể áp dụng vào luyện tập giúp phong cách chơi đệm hát đa dạng hơn. Chúc bạn luyện tập thành công!
Để giúp người mới bắt đầu học đệm hát piano nhanh hơn, Bội Ngọc có thiết kế khóa học online Đệm Hát Piano Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao. Trong khóa học này Bội Ngọc có thêm các mẹo hữu ích hỗ trợ việc học đệm hát trở nên đơn giản, nhanh hơn. Mời bạn tham khảo khóa học Đệm Hát Piano Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao tại đây
Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.