Nguyệt Anh | “Âm nhạc giúp tôi quên đi những muộn phiền, giờ đây piano đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống”

Đôi lời của bạn Nguyệt Anh (Hà Nội), cô gái nhỏ nhắn nhưng đã sở hữu một kênh Youtube mang tên Pusheen Chơi Piano của riêng mình với lượng xem kha khá với một người mới bắt đầu.
“Thời sinh viên mình sinh hoạt trong CLB Âm nhạc, tiếp xúc với một cậu bạn hay đệm đàn cho mình biểu diễn, cậu ấy học piano từ nhỏ. Mỗi lần nhìn bạn biểu diễn là niềm mơ ước trong mình lại trỗi dậy, cũng muốn tự mình chơi những bản nhạc yêu thích. Mình quyết định không chỉ suy nghĩ nữa mà sẽ cố gắng biến nó thành hiện thực, mình mua một chiếc keyboard Yamaha và tự mày mò trên các phím đàn.
Mình đã trải qua quãng thời gian học đàn có thể nói là khá dài. Khi còn là sinh viên, mình sắm một chiếc keyboard và tập theo những bản nhạc midi người ta up trên youtube. Mỗi bản nhạc mất khoảng 2 đến 4 tuần để mình chơi thành thạo, nhưng cũng không đọc được bản nhạc và không biết khái niệm hợp âm, nhịp, phách. May mắn là mình có chút cảm nhận về nhịp vì mình biết hát vào đúng hợp âm. Biết được điểm yếu, mình có đăng ký một lớp học piano cơ bản 10 buổi và được dạy từ đầu luyện ngón, tập nhịp, tập các bản nhạc của trẻ con như giáo trình Method Rose. Việc tập hoài vẫn không tự nhận thấy có tiến bộ cũng như các bản nhạc nhàm chán (đối với mình) đã không thể khiến mình kiên trì mà tiếp tục. Từ đó mình tạm dừng bộ môn này, khi nào thích thì mình mở đàn lên chơi vài bài, nếu quên thì cũng rất khó khăn để nhớ lại được.
Khá nhiều năm sau khi bỏ dở việc học đàn, lúc đó đã đi làm, một lần mình nhìn thấy mẩu quảng cáo các khóa học của Bội Ngọc trên mạng, đồng thời xem các clip Ngọc cover trên Youtube. Thực sự mà nói ấn tượng đầu tiên là không thích lắm, vì nó phá cách quá, đổi tone, đổi cách đánh, làm mất cảm nhận của mình về bài hát mình thích. Nhưng sau này mình mới nhận ra là mỗi người sẽ có một cách thể hiện bài hát yêu thích không ai giống ai, và Ngọc luôn hướng người học đến cách chơi sáng tạo của riêng mình. Thời điểm mình bắt đầu mua khóa học thì còn khá băn khoăn, nhưng sau này mình hoàn toàn hài lòng.
Hầu như mình không gặp phải khó khăn gì trong quá trình học Piano Solo, vì mình quá yêu thích bộ môn này, mỗi lần khó mình đều cố gắng để tập đi tập lại, đến khi nào được thì thôi ^^ May mắn là ông trời cho mình một khả năng nghe phản xạ hợp âm và nhịp tốt, khóa học dạy mình các cấu trúc hợp âm và cách sử dụng sao cho phù hợp với các bài hát.
Nếu như ngày ấy không quyết định mua khóa học Piano Solo Method của Ngọc thì đến thời điểm này có lẽ mình vẫn sẽ chỉ đang chơi đàn giống một cái máy, phần sau dựa vào phần trước, giữa bài quên thì sẽ không chơi tiếp được nữa. Khóa học này dạy mình cấu trúc hợp âm và cách sử dụng sao cho phù hợp với các bài hát, cách fill in và các cách rải phiêu cho bài hát thêm sinh động. Và list bài hát rất hay, hầu như các bài Ngọc lựa chọn đều phù hợp sở thích của mọi lứa tuổi.
Khóa học Solo Method này mình cảm thấy cực kỳ hợp với những người lớn tuổi, ngay từ những bài học đầu tiên họ đã có thể thấy sự tiến bộ của mình, những kiến thức đưa ra vô cùng dễ hiểu, vì bản thân mình đã tiếp xúc với cách học truyền thống nên có sự so sánh.
Chỉ mất vài tuần để mình có thể hoàn thành khóa học Solo Method, vì như mình đã trình bày, trước đó mình đã có tiếp xúc và chơi Piano nên bắt đầu vào tập bài hát luôn. Nhưng vì quá yêu thích nên mỗi ngày mình đều dành ra chút thời gian, khoảng 1-2 tiếng để chơi đàn, ngày nào không được chơi là thấy tiếc và nhớ”
Bản thân mình cũng đã thử gần như đủ các phương pháp học piano, và có một số nhận định như sau:
1️⃣ Phương Pháp xem Video Synthesia / MIDI File, không đọc bản nhạc:
Mình đã chơi theo cách này từ khoảng 7 năm trước, sau 1 thời gian Đô Rê Mi Fa Sol trên đàn.
Kết quả thu được: Đánh thành công Kiss the rain, Maybe, River flows in you, 1 số bài khác thì tập lâu quá không hoàn thiện nên chán bỏ. Tốc độ khoảng 1 tháng 1 bài nếu chăm chỉ.
Mình nghĩ là mình cũng có chút năng khiếu, vì thực sự lúc đó mình không hiểu tay trái đang đánh cái gì, tay phải tại sao tại đánh 3 nốt trùng nhau, nhưng mà cố gắng vẫn đánh xong bài được.
Nhược điểm to vô cùng: Đang đánh mà quên 1 nốt xem như vứt đi, vì 2 tay đã quá quen di chuyển cùng nhau, nên khi vấp là phải chơi lại 1 đoạn dài mới nhớ được; tập bài sau quên bài trước, đấy là cái chắc chắn, thành ra mỗi ngày phải chơi lại nếu muốn nhớ. Tóm lại đây là 1 hình thức học vẹt hoàn toàn.
2️⃣ Phương pháp đọc bản nhạc cổ điển: Mình đi học thầy theo phương pháp truyền thống, thầy dạy luyện ngón, chơi mấy bài trẻ con nhìn bản nhạc đơn giản vãi nhưng sau 10 buổi mình cũng chỉ đánh đc vài bài. Với tâm lý ăn xổi muốn đánh được mấy bài kinh điển ngay nên cuối cùng mình cũng bỏ.
3️⃣ Phương Pháp Piano Solo Method của Bội Ngọc: Theo phương pháp này, tự mình sẽ sáng tạo ra 1 cách đánh mới, thoát ly bản nhạc, tóm lại nghe nó sẽ khác, nhưng tự mình sẽ tìm cách đánh cho nó mới lạ hơn.
Không cần phải chơi theo đúng bản gốc mà biến hoá theo cách chơi của mình.
Đối với mình, trước khi làm gì cũng phải có mục tiêu và cố gắng đạt được, mỗi ngày mình đều có tiến bộ là OK, chứ không có nghĩa cố gắng nhiều ngày chưa thành công như người khác là thôi cố gắng.
🔜 Các bạn học theo phương pháp này nên hoàn thành hết chương trình học, các bản nhạc trong khoá học đã được viết lại, đổi tone để mọi người dễ đánh nhất, khi hoàn thành rồi còn phải học thêm nhiều kiến thức lắm, mới có thể tự chơi bài khác được. Học theo phương pháp Piano Solo Method không dành cho người muốn chơi piano rập khuôn theo một bản nhạc gốc, mà là cùng một bài hát – người học dựa vào phương pháp đã học để tự chơi cover theo cách của riêng mình.
– Nguyệt Anh (Hà Nội) – (Học viên khoá học Piano Solo Method từ năm 2017)