Một số kiến thức nhạc lý cơ bản cần có để dễ dàng trong việc Tự học piano

Nếu ngày trước chơi piano chỉ dành cho người có điều kiện và phải học từ nhỏ thì ngày nay, bạn có thể học piano khi đã trưởng thành bằng phương pháp học piano dành cho người lớn, người bận rộn. Học piano ngày nay cũng có nhiều cách thức khác nhau: tự học piano online, học piano trực tuyến, học piano qua video trên internet, học trực tiếp với thầy cô, học qua Video Call, học ở trung tâm … Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh sống và nhu cầu của mình, bạn có thể lựa chọn cách học phù hợp.
Để bắt đầu với học piano, bạn cần trang bị một số kiến thức nhạc lý cần thiết nhất để có thể tự học cơ bản dễ dàng trong thời gian đầu. Khi các bạn đã nắm được những kiến thức nhạc lý căn bản này thì hoàn toàn có thể tự học piano theo video hướng dẫn. Ngoài ra nếu bạn chưa có điều kiện sắm cho mình một cây piano, cũng có thể tự học piano được trên đàn Organ (bằng cách đổi tiếng đàn piano 2 tay trên Organ).
Dưới đây là những hiểu biết cơ bản nhất để tự học piano cơ bản dễ dàng hơn, gồm:
Đọc nốt nhạc
Nhớ kí hiệu hợp âm
Thứ tự dấu hóa (thăng, giáng)
Trường độ nốt nhạc
Các chỉ số nhịp cơ bản
I. Đọc nốt nhạc
Phương pháp dễ dàng để ghi nhớ nốt nhạc cho người mới bắt đầu:
- Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ cách nhau 1 phím trắng đàn.
- Ghi nhớ, đọc tên, tập chép và nhìn trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe. Sau đó xác định trên phím đàn các nốt nhạc nằm trên khe cách nhau 1 phím trắng đàn.
Phương pháp giúp đọc nốt nhạc trên bản nhạc nhanh hơn:
- Lấy các nốt nhạc mà mình dễ dàng ghi nhớ làm mốc (xác định đúng tên gọi, vị trí trên phím đàn của nốt nhạc này)
- Quan sát trên bản nhạc những nốt nhạc tiếp theo trên khuông nhạc đi lên hay đi xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, bao nhiêu khe, thì ngón tay cũng di chuyển bấm đi lên, đi xuống bấy nhiêu phím đàn.
- Tập nhin bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn bàn tay.
——————————————–
II. Hợp âm
- Kí hiệu hợp âm:
- Cách gọi tên:
- Các chữ cái in hoa: hợp âm … trưởng.
Ví dụ: C (hợp âm đô trưởng)
- Có chữ “m” sau các chữ cái in hoa: hợp âm … thứ.
Ví dụ: Cm (hợp âm đô thứ)
- Có số, dấu thăng, dấu giáng …
Ví dụ: C7 (đô bảy), C9 (đô chin), C# (đô thăng trưởng), Cb (đô giáng trưởng), C#m (đô thăng thứ), C#m7 (đô thăng thứ bảy) …
——————————————-
III. Thứ tự các dấu hóa:
Khoảng cách giữa phím đàn đen và trắng liên tiếp nhau trên đàn là ½ cung.
#: dấu thăng (tăng ½ cung)
b: dấu giáng (giảm ½ cung)
Dấu thăng # (dấu giáng b) cố định xuất hiện ở đầu khuông nhạc đặt ở vị trí nốt nào thì nốt đó tăng lên (giảm xuống) ½ cung.
Cách xác định nhanh các nốt tăng lên (giảm xuống) ½ cung dựa vào số lượng dấu thăng (#)/ giáng (b) cố định trên khuông nhạc.
Dựa vào Bảng thứ tự thăng/giáng ta có thế biết được nốt nhạc nào bị thăng/giáng chỉ cần nhìn vào số lượng dấu # / dấu b cố định ở đầu khuông nhạc.
Ví dụ: Có 3 dấu # ở đầu khuông nhạc: là có 3 nốt phải #
- (đi từ trái qua) Fa – Do – Sol
Có 4 dấu b ở đầu khuông nhạc: là có 4 nốt phải b
- (đi từ phải qua) Si – Mi – La – Rê
———————————————-
VI. Trường độ nốt nhạc:
Trường độ nốt nhạc có dấu chấm đằng sau. Dấu chấm là nốt bằng ½ trường độ nốt đứng trước nó.
————————————————-
IV. Ý nghĩa các chỉ số nhịp phổ biến:
Video demo có trong khoá học Nhạc lý & thực hành trong 2 tuần
Ngoài những kiến thức trên, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian học Nhạc lý của mình, để đi vào trọng tâm những kĩ năng, kiến thức nhạc lý trọng tâm và dễ hiểu hơn, có thể tham khảo >> Khoá học Nhạc lý & Thực hành trong 2 tuần .Ở khoá học này, Bội Ngọc sẽ giải thích một cách ngắn gọn, súc tích nhất những điểm nhạc lý cần thiết để bạn có thể bắt đầu tập đọc hiểu và thực hành chơi bài hát đầu tiên.
Các nội dung Nhạc lý có trong khoá học được diễn giải bằng Video hướng dẫn kèm theo bài hát thực hành & bài tập nhạc lý:
1/ Cách ghi nhớ kí hiệu hợp âm
2/ Cách đọc nốt nhạc
3/ Hiểu trường độ nốt nhạc
4/ Chỉ số nhịp, dấu hoá, dấu nối, dấu luyến
5/ Giải thích về thứ tự dấu hoá
6/ Dấu lặng, dấu quay lại, liên ba đen, liên ba đơn
7/ Cách đọc bản nhạc 2 tay cổ điển
Cùng một số video thực hành nhạc lý & thực hành kết hợp hai tay chơi trên bài hát
>> Bạn có thể đặt mua khoá học Nhạc lý >> TẠI ĐÂY
Học Nhạc Lý & Thực Hành Chơi Piano Bài Hát Đầu Tiên Trong Vòng 2 Tuần
Giá khoá học: 700,000VNĐ (35USD)
GIỚI THIỆU SÁCH PIANO SOLO METHOD
Phương pháp mới để bắt đầu học chơi piano thành công!
Giá: 150.000 VNĐ
Bao gồm : 1 QUYỂN SÁCH PIANO SOLO METHOD (miễn phí giao hàng trong nước) + TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TỰ HỌC PIANO TRONG 15 NGÀY
32 Comments
Chị ơi làm sao để đệm đàn piano điệu slow hả chị?
Điệu slow vừa giống slowrock vừa giống pop, em chơi dậm nhịp của pop chậm là được nhé 🙂
Thank chị, bài viết này hữu ích lắm
chị ơi khi đàn một bài có âm hưởng dân ca thì mình dùng kỉ thuật láy vậy láy là sao vậy chị
Các chỉ số nhịp có ảnh hưởng đến tốc độ chơi đàn hay cái gì khác trg bài kh ạ??
Không em nhé, tốc độ bài hát dựa vào số tempo em nhé, có bài trên bản nhạc sẽ ghi số tempo có bài thì không, nếu chơi tự do thì em có thể tự do chọn tempo của mình
Chị ơi, bài viết này rất hữu ích. Nhưng em vẫn chưa hiểu được ở phần HỢP ÂM và THỨ TỰ CÁC DẤU HÓA chị làm ơn GIẢI THÍCH giùm em với!
Hợp âm là tổ hợp 3 nốt nhạc (đối với hợp âm cơ bản) – (hoặc nhiều nốt hơn đối với hợp âm màu) thường sử dụng để làm phần nền cho bài hát. Nếu chơi đệm hát thì chủ yếu là sử dụng hợp âm để chơi, và nếu chơi solo piano thì tay trái sẽ dụng hợp âm để làm nền cho bài hát. Do đó em cần biết về hợp âm nếu muốn chơi piano hiện đại. Cấu tạo hợp âm và tên gọi như thế nào thì trong bài viết có đề cập hoặc em có thể mua sách nhạc lý để tìm hiểu thêm.
Thứ tự dấu hoá cho mình biết được là trên khuông nhạc nếu có hình 3 dấu thăng (#) hoặc 5 dấu giáng (b) thì sẽ là 3 nốt nào # và 5 nốt nào giáng (b) dựa vào bảng thứ tự dấu hoá.
Và còn phần SỐ CHỈ NHỊP nữa chị! tuần sau em có bài kiểm tra rồi
Em giữ tay lâu hơn trên màn hình cho đủ 2-3 phách là nó sẽ ngân ra 2-3 phách nhé
Chị Ngọc, chị cho em hỏi là tông (tone) la như thế nào vậy chị ? và em muốn chơi ở tông nào đó thì phải chơi như thế nào ạ ?
Em xem kiến thức này ở đây nhé: https://boingocpiano.com/tong-hop-30-tone-nhac-vong-hop-trong-14-giong-pho-bien/
Tone (giọng Am) có nghĩa là em xem giọng đó gồm những hợp âm gì, có dấu thăng/giáng gì không và chơi kết hợp 2 tay dựa trên giai điệu & hợp âm của giọng đó.
Giọng Am đặc điểm là không có dấu #/b cố định nên em chơi 2 tay hầu hết trên phím trắng (trừ hợp âm E và nếu trong bài giai điệu có dấu hoá bát thường)
+ Nếu em chưa có kỹ năng kết hợp 2 tay trong chơi piano thì cần học qua khoá Piano Solo Method để có kỹ năng này nhé: https://boingocpiano.com/san-pham/solo-method-stage-1-khoa-hoc-phuong-phap-choi-piano-solo-thanh-cong/
+ Em có thể học sang phần Đệm Hát Pop-Ballad cơ bản (thì kiến thức về giọng / tone em sẽ hiểu rõ hơn): https://boingocpiano.com/san-pham/combo5-dem-hat-piano-pop-ballad-co-ban/
E không hiểu lắm phần III. Thứ tự các dấu hóa ạ.
E cũng không thể phân biệt các nốt nhạc trên bàn phím trắng và e không nhớ được cách để tay sao cho đúng trên phím đàn.
Chị có thể giúp e được không ạ?
Em mới bắt đầu thì chưa cần học sâu vào thứ tự dấu hoá, làm sao em nhớ phím trắng trên đàn trước nhé. Em có thể học vào khoá Nhạc lý hoặc Solo Piano (kèm Nhạc lý) của chị nha.
chị ơi làm thế nào để xác định âm trưởng âm thứ qua 1 bài nhạc
Chị ơi ! Bây h em sáng tác được một bài hát nhưng không biết viết nốt nhạc thì có cách nào để biết nó là nốt gì không a?
Em có thể nhờ dịch vụ hoặc studio nhờ viết kí âm lại bài sáng tác của em nhé.
Còn nếu em muốn tự kí âm thì có thể học thêm nhạc lý, kí xướng âm
Hay quá, dễ hiểu lắm ạ
Bài nhạc mà có dùng phím Đen thì đàn như thế nào vậy chị ?
Chị ơi Em mới bắt đầu học Piano thì Em cần chuẩn bị, bước đầu cần làm quen, học gì từ cơ bản đầu tiên ạ.
Chào em, để có thể bắt đầu học piano, em cần có đàn và kiến thức nhạc lý cơ bản em nhé
em có khoảng 15 triệu đổ xuống thì nên mua đàn gì để học và quay video cover hát ạ
Em xem video này nhé: https://www.youtube.com/watch?v=CJPZsidwUEk&t=100s
Một số dòng đàn được review trong video gồm:
Roland: HP-550, DP-990, HP-530 (Dòng HP size đàn lớn hơn DP)
Yamaha: CLP-230, YDP-161, CLP-170, CLP-130 (Dòng CLP size đàn lớn hơn dòng YDP, dòng P thì có size đàn gọn nhât)
bài viết rất hay, cảm ơn bạn!