Mẹo ghi nhớ hợp âm piano cơ bản dễ nhất

Làm cách nào để khi đọc tên hợp âm và biết hợp âm gồm những nốt gì, cách ghi nhớ hợp âm như thế nào? Trong bài viết này, Bội ngọc sẽ hướng dẫn cách thức cũng như mẹo ghi nhớ hợp âm piano cơ bản dễ nhất.
>> Xem video tại đây:
Có thể bạn đã biết hoặc chưa, Bội Ngọc vẫn nhắc lại một vài kiến thức cơ bản về hợp âm piano đơn giản, từ đó củng cố kiến thức nền thêm phần vững chắc. Ở phần hợp âm cơ bản, ta có hợp âm Trưởng và hợp âm Thứ:
1. HỢP ÂM PIANO TRƯỞNG – THỨ
Điểm giống: hợp âm Trưởng và hợp âm Thứ đều cấu tạo từ 3 nốt: Bậc 1, bậc 3 và bậc 5.
Điểm khác: Ở hợp âm trưởng và hợp âm thứ thì bậc giữa (bậc 3) các nốt có sự khác nhau.
-
- Ví dụ:
Hợp âm Đô trưởng (C) gồm: C – E – G tương đương với mỗi nốt cách nhau 1 phím trắng trên đàn.
Đô thứ (Cm) cũng gồm 3 nốt C – E – G nhưng ở nốt giữa (nốt bậc 3) sẽ có sự thay đổi so với hợp âm Đô trưởng, cụ thể nốt giữa phải lùi 1/2 cung, từ E thành Eb.
Vậy ta có:
Đô trưởng (C) gồm: C – E – G
Đô thứ (Cm) gồm: C – Eb – G

Lưu ý: Không hẳn hợp âm trưởng nào cũng chỉ nằm trên 3 phím trắng và không hẳn hợp âm thứ nào cũng có nốt giữa nằm ở phím đen trên đàn.
-
- Ví dụ:
Mi trưởng (E) gồm: E – G# – B
Mi thứ (Em) gồm: E – G – B
Vậy ở phần hợp âm Trưởng – Thứ, bạn có thể nhớ một cách đơn giản như sau:
- Thứ sang Trưởng: nốt giữa tăng 1/2 cung.
- Trưởng sang Thứ: nốt giữa giảm 1/2 cung.

Để có thể nắm vững các thế tay 14 hợp âm Trưởng – Thứ trong thời gian ngắn, bạn hãy nhớ riêng 7 hợp âm Trưởng, từ đó, bạn có thể suy ra 7 hợp âm Thứ còn lại bằng cách như đã nêu trên. Ở đây, Bội Ngọc liệt kê 7 hợp âm Trưởng giúp bạn tiết kiệm thời gian, cũng như đơn giản hóa việc ghi nhớ:
- Đô trưởng (C): C – M – G
- Rê trưởng (D): D – F# – A
- Mi trưởng (E): E – G# – B
- Fa trưởng (F): F – A – C
- Sol trưởng (G): G – B – D
- La trưởng (A): A – C# – E
- Si trưởng (B): B – D# – F#
Khi đã nắm vững hợp âm Trưởng – Thứ, chúng ta sẽ bước qua phần tiếp theo: Hợp âm có dấu thăng (#) – giáng (b)
>> Xem thêm bài viết “14 hợp âm cơ bản và đủ dùng trên Piano”
2. HỢP ÂM PIANO CÓ DẤU THĂNG (#) – GIÁNG (b)
Hợp âm Thăng (#) – Giáng (b) cơ bản được cấu thành từ hợp âm Trưởng – Thứ. Tăng tất cả các nốt lên 1/2 cung để trở thành hợp âm Thăng (#). Ngược lại, giảm tất cả các nốt xuống 1/2 cung để trở thành hợp âm Giáng (b).
-
- Ví dụ 1:
Để có hợp âm Si giáng trưởng (Bb), trước hết bạn hãy nhớ hợp âm Si trưởng (B) gồm những nốt B – D# – F#. Từ Si trưởng, hạ tất cả các nốt xuống 1/2 cung, ta có Si giáng trưởng gồm Bb – D – F.
-
- Ví dụ 2:
C: C – E – G
>> Vậy C#: C# – F – G#
>> Vậy Cb: B – Eb – Gb

Bạn có thể dựa vào cách trên để luyện tập xác định Ab, Abm, Eb,…
3. HỢP ÂM PIANO CÓ SỐ
Hợp âm có số thường nhận biết bằng 1 con số kèm sau tên hợp âm. Nhưng phần lớn bạn sẽ thường gặp hợp âm có số 7 như C7, B7, Gm7,… Hợp âm có số cấu tạo gồm 4 nốt, đồng nghĩa với việc cách chơi trên đàn cũng có phần khác và khó hơn so với các dạng hợp âm khác.
Lưu ý: Ở hợp âm có số, bậc tương ứng với số có trong tên hợp âm phải cách nốt bậc 1 (nốt gốc) 1 cung (tương ứng cách nhau 1 phím trên đàn).
-
- Ví dụ:
Hợp âm C7: bạn sẽ hiểu hợp âm này có gốc từ Đô trưởng (C) gồm 3 nốt, kèm theo số “7” tương ứng với số bậc của nốt kế tiếp (nốt thứ 4).
Để xác định vị trí nốt bậc 7 trên đàn, đầu tiên bạn cần lấy nốt bậc 1 trong trường hợp này là Đô làm mốc, sau đó đếm lên 7
Vậy C7 gồm có hợp âm Đô trưởng: C – E – G và nốt bậc 7 là B. Để hợp âm đúng, bạn phải hạ B thêm 1/2 cung, từ B thành Bb thỏa điều kiện nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung.

Tương tự với hợp âm F7:
(F): F – A – C
Bậc 7 và cách nốt gốc 1 cung: Eb
>> Vậy F7 gồm: F – A – C – Eb
Bạn có thể áp dụng những điều trên để tìm thế tay cho các hợp âm khác như: A7, D7, Cm7, Gm7, Fm7…
Qua bài viết này, Bội Ngọc hi vọng có thể giải đáp những vướng mắc cũng như truyền đạt, chia sẻ mẹo ghi nhớ các hợp âm piano cơ bản đến với bạn. Chúc mọi người luyện tập vui vẻ!
- Xem thêm bài viết liên quan tới đọc nốt nhạc, nhạc lý: Kiến thức nhạc lý: nốt nhạc, đọc bản nhạc, ký hiệu hợp âm, viết hợp âm cho bản nhạc, nhịp, phách…
- Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.
Tag:hợp âm piano