Kiến thức nhạc lý về Vòng tròn bậc 5

Vòng tròn bậc 5 là gì? Chức năng của nó trong âm nhạc? Có thể nói, đây là một chủ đề tuy cũ mà mới trong kiến thức về nhạc lý mà hầu như thế hệ âm nhạc nào cũng có những thắc mắc xoay quanh vòng tròn này.
Trong bài viết này, Bội Ngọc sẽ giải thích tường tận giúp bạn hiểu rõ được những yếu tố quan trọng có trong vòng tròn bậc 5.
Nội dung bài viết
CHỨC NĂNG CỦA VÒNG TRÒN BẬC 5 (Circle of fifths)
“Làm cách nào để biết được hợp âm chính của bài hát và hợp âm chính đó phù hợp đi kèm với những hợp âm nào?”
Với câu hỏi như trên, vòng tròn bậc 5 sinh ra hỗ trợ việc người chơi đàn chưa biết các hợp âm đi kèm phù hợp trong từng bài hát. Từ đó xác định người chơi đàn đi đúng hướng mà không gặp quá nhiều khó khăn trong việc xác định hợp âm.
Tóm lại, vòng tròn bậc 5 như một bảng công thức thu nhỏ giúp bạn định hình được các hợp âm liên quan đến hợp âm chính của bài hát trong trường hợp không có bản nhạc.
CẤU TẠO VÒNG TRÒN BẬC 5
Vòng tròn bậc 5 có nét tương đồng, gần giống với cấu tạo của đồng hồ thông thường, bao gồm:
- 1 vòng tròn
- 12 điểm trên vòng tròn (tương đồng với 12 giờ hiển thị trên bề mặt đồng hồ)

NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH VÒNG TRÒN BẬC 5
-
Giọng trưởng:
Lấy điểm trên cùng (12 giờ) làm mốc tương ứng với Đô (C). Vì mỗi 2 điểm liên tiếp cách nhau trên vòng tròn có khoảng cách bằng một quãng 5 (bậc 5 và 3,5 cung) nên nốt kế tiếp đi theo chiều xoay kim đồng hồ (vị trí 1 giờ) sau Đô (C) là Sol (G). Tiếp sau Sol (G) cách một quãng 5 là Rê (D).
Dựa theo nguyên tắc trên, bạn được vị trí các nốt theo thuận chiều kim đồng hồ lấy mốc từ Đô (C):
C – G – D – A – E – B – F# – C# – Ab – Eb – Bb – F
Cứ thế F tiếp tục đến C và lặp lại vòng lặp. Và hãy nhớ rằng vòng lặp lớn ngoài cùng này đều là những giọng Trưởng.

Xem thêm bài viết “14 hợp âm cơ bản và đủ dùng trên piano“
-
Giọng thứ
Bạn sẽ thấy vòng tròn nhỏ nằm trong vòng tròn giọng Trưởng, đó là vòng tròn giọng Thứ. Tương tự như trên, hãy lấy hướng 12 giờ làm mốc, lúc này bạn sẽ có hợp âm La thứ song song với C ở giọng Trưởng. Vẫn theo khoảng cách bằng một quãng 5 và chiều xoay thuận kim đồng hồ, bạn sẽ được vòng tròn giọng Thứ gồm:
Am – Em – Bm – F#m – C#m – G#m – D#m – A#m – Fm – Cm – Gm – Dm

-
Dấu hóa biểu
Bên ngoài vòng tròn có khuông nhạc ngắn nhằm thể hiện hóa biểu của các giọng Trưởng – Thứ có trong vòng tròn. Các dấu hóa biểu này được xác định hoàn toàn dựa theo âm giai của hợp âm. Trong mục dấu hóa biểu có 3 phần cần lưu ý:
+ Mốc hướng 12 giờ tương ứng với C và Am sẽ là 2 giọng duy nhất không có bất kì dấu thăng hoặc giáng nào trong vòng tròn bậc 5.
+ Lấy mốc từ hướng 1 giờ tương ứng với G và Em xoay theo chiều thuận kim đồng hồ, bạn sẽ thấy được 7 dấu thăng (tính từ hướng 1 giờ liên tục đến 7 giờ)
+ Lấy mốc từ hướng 11 giờ tương ứng với F và Dm xoay theo chiều ngược kim đồng hồ, bạn thu được 6 dấu giáng (từ hướng 11 giờ liên tục xuống hướng 6 giờ)

Tham khảo “Một số kiến thức nhạc lý piano“
CÁCH SỬ DỤNG VÒNG TRÒN BẬC 5
Khi nói đến hợp âm chính (hợp âm chủ) của bài hát, bạn có thể xác định các hợp âm có liên quan đến hợp âm chủ đó thông qua việc nhìn vào vòng tròn bậc 5 và xác định những hợp âm có xung quanh hợp âm chủ, đó là những hợp âm phù hợp với chủ âm của bài hát.
-
- Ví dụ: Chủ âm là C, bạn có song song với chủ âm C là Am. Xung quanh C và Am gồm có các hợp âm khác như F, G và Dm, Em nhưng chung quy, chủ âm trong bài hát bạn chơi vẫn là C, những hợp âm khác là những hợp âm phù hợp có thể chơi kèm chủ âm.

Ngoài ra, bạn có thể xác định hợp âm chủ cho bài hát thông qua việc nhìn vào số lượng dấu hóa có trong vòng tròn bậc 5 trong trường hợp không biết hợp âm chủ là gì.
Lưu ý: Vòng tròn bậc 5 được xây dựng dựa vào những kiến thức về nhạc lý cơ bản, nó được hình thành nhằm hệ thống các kiến thức nhạc lý, có thể hiểu vòng tròn bậc 5 như một bản tóm tắt thu nhỏ về nhạc lý.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Bội Ngọc về những điều bạn cần biết và lưu ý liên quan đến vòng tròn bậc 5. Biết được những kiến thức nhạc lý có trong vòng tròn bậc 5 giúp bạn làm chủ được các giọng và hợp âm liên quan, từ đó vững vàng trong lý thuyết chơi đàn lẫn áp dụng cho việc luyện tập. Chúc bạn thành công!
- Để giúp người mới bắt đầu học piano nhanh hơn, Bội Ngọc có thiết kế khoá học online Piano Solo Method. Trong khoá học này Bội Ngọc có thêm các mẹo hữu ích để đọc bản nhạc, xếp ngón tay nhanh hơn. Mời bạn tham khảo khoá học Piano Solo Method tại đây
- Theo dõi thêm video hướng dẫn Youtube, Fanpage Bội Ngọc / tham gia Group Facebook để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.