4 loại hợp âm màu thường dùng trong đệm piano (sus2, sus4, hợp âm 7, major7)

Hợp âm màu là những hợp âm có cấu tạo khác với hợp âm cơ bản. Đối với người chơi piano cơ bản, hợp âm trưởng và hợp âm thứ là 2 loại hợp âm dễ nhớ và dễ sử dụng và dùng nhiều nhất trong các bài hát. Bên cạnh đó, còn có hợp âm màu trong đệm hát piano nhạc nhẹ (Pop-ballad), dùng để tạo thêm màu sắc cho các bài hát phổ biến như: hợp âm sus4, hợp âm sus2, hợp âm major7, hợp âm 7.
>> Bài viết liên quan: Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao
Trong bài viết này Bội Ngọc sẽ giúp mọi người (đặc biệt là người tự học theo Khoá học đệm hát piano (Pop-ballad cơ bản) nắm được cấu tạo và cách dùng của những hợp âm màu này. Đa số các hợp âm này áp dụng cho hợp âm trưởng (thường mang màu sắc tươi một chút), và dùng cho thế dậm nhịp ở tay phải trong đệm hát piano là chủ yếu. Khi ứng dụng những hợp âm này cho kiểu chơi dậm nhịp, tay trái sẽ giữ nguyên thế bấm của hợp âm trưởng/hợp âm thứ, tay phải sẽ dậm theo thế hợp âm màu.
- Nếu bạn đã chơi được đệm piano Pop-Ballad cơ bản, hãy tham khảo các kỹ năng trong khoá học Đệm Piano Pop-Ballad Nâng Cao với những tiết tấu đệm phức tạp hơn & những kiểu fill-in, chạy ngón khó hơn nhé.
Nội dung bài viết
Tổng kết các quy tắc của hợp âm màu:
- Sus4: 1 – 4 – 5
- Sus2: 1 – 2 – 5
- Hợp âm 7: 1 – 3 – 5 -7 (nốt 7 cách nốt gốc 1 cung)
- Hợp âm major7: 1 – 3 – 5 – 7 (nốt 7 cách nốt gốc 1/2 cung)
** Bài viết liên quan: Thế bấm đảo piano trên 14 hợp âm cơ bản
Dưới đây là giải thích cụ thể cho từng hợp âm:
HỢP ÂM SUS4
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 4 – nốt thứ 5 (nốt thứ 4 và nốt thứ 5 cách nhau 1 cung)
*** Ví dụ: Csus4 = C (nốt gốc) – F (nốt thứ 4) – G (nốt thứ 5)
Cách dùng: làm màu trước khi về hợp âm trưởng cùng tên. Ứng dụng trong đệm hát piano, cho thế dậm nhịp tay phải, nếu hợp âm C ngân dài tới 4 nhịp thì có thể chơi 2 nhịp đầu dậm hợp âm Csus4 sau đó 2 nhịp sau dậm hợp âm C >> giúp thay đổi màu sắc khi dậm nhịp cho bài hát.
Hình minh hoạ:
HỢP ÂM SUS2
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 2 – nốt thứ 5 (nốt thứ 1 và nốt thứ 2 cách nhau 1 cung)
*** Ví dụ: Csus2 = C (nốt gốc) – D (nốt thứ 2) – G (nốt thứ 5)
Cách dùng: tương tự hợp âm sus4, dùng làm màu trước khi về hợp âm trưởng cùng tên. Ứng dụng trong đệm hát piano, cho thế dậm nhịp tay phải, nếu hợp âm C ngân dài tới 4 nhịp thì có thể chơi 2 nhịp đầu dậm hợp âm Csus2 sau đó 2 nhịp sau dậm hợp âm C >> giúp thay đổi màu sắc khi dậm nhịp cho bài hát.
Hình minh hoạ:
Video ứng dụng chơi đệm hát piano hợp âm sus2 đơn giản:
HỢP ÂM MAJOR7 (M7)
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 (nốt thứ và nốt gốc cách nhau 1/2 cung)
*** Ví dụ: CM7 (C Major7) = C (nốt gốc) – E (nốt thứ 3) – G (nốt thứ 5) – B (nốt thứ 7 cách nốt gốc 1/2 cung)
Cách dùng: thay thế cho hợp âm trưởng cùng tên nếu muốn màu sắc của bài hơi theo hướng Blue hoặc dùng trước khi về lại hợp âm trường cùng tên. Ứng dụng trong đệm hát piano, cho thế dậm nhịp tay phải, nếu hợp âm C ngân dài tới 4 nhịp thì có thể chơi 2 nhịp đầu dậm hợp âm CM7 sau đó 2 nhịp sau dậm hợp âm C, hoặc một bài hát giọng trưởng (thường là bài hát Slowrock) chơi các hợp âm trưởng thành Major7 để tạo màu sắc Blue >> giúp thay đổi màu sắc khi dậm nhịp cho bài hát.
Hình minh hoạ:
HỢP ÂM 7
Cấu tạo: nốt gốc – nốt thứ 3 – nốt thứ 5 – nốt thứ 7 (nốt thứ 7 và nốt thứ gốc cách nhau 1 cung)
*** Ví dụ: C7 = C (nốt gốc) – E (nốt thứ 3) – G (nốt thứ 5) – Bb (nốt thứ 7 cách nốt gốc 1 cung)
Cách dùng: thường là hợp âm dùng trước khi kết bài hoặc kết thúc một đoạn hát để về lại hợp âm chủ của bài hát. (Ví dụ bài hát giọng C, trước khi kết thúc bài/ kết thúc đoạn hát để về lại C, ta sử dụng hợp âm 7 cho hợp âm bậc V của C – là hợp âm G7 >> C).
Hoặc dùng làm màu ở bất kì chỗ nào trong bài hát (Ví dụ: nếu muốn về hợp âm F, thì hãy khoan chơi thẳng vào F mà chơi hợp âm 7 cho hợp âm bậc V của F trước, là hợp âm C7 >> F).
Hình minh hoạ:
Hy vọng bài viết này hữu ích với mọi người, đặc biệt là người đã biết chơi piano đệm hát cơ bản, có thể thêm hợp âm màu để làm phong phú, thêm màu sắc cho bài đệm hát của mình.
Hãy bình luận bên dưới: bạn thích hợp âm màu nào nhất, cũng như kinh nghiệm của bạn khi sử dụng những hợp âm này nhé!
** Bài viết liên quan 1: Thế bấm đảo piano trên 14 hợp âm cơ bản
- Nếu bạn đã chơi được đệm piano Pop-Ballad cơ bản, hãy tham khảo các kỹ năng trong khoá học Đệm Piano Pop-Ballad Nâng Cao với những tiết tấu đệm phức tạp hơn & những kiểu fill-in, chạy ngón khó hơn nhé.
> Xem thêm các video hướng dẫn của Bội Ngọc trên kênh Youtube
> Tham gia Group Facebook | Theo dõi Livestream/thông báo trên Facebook Fanpage
– Bội Ngọc –
“Your inspiration in my passion”
18 Comments
Chị cho hỏi đệm hát Piano điệu slowrock :
– Điệu slowrock nhịp 6/8 thông thường khi đệm hát tay trái đánh 1 -2-3; tay phải đánh 4-5-6 và phách mạnh vào 1 và 4
– Khi gặp hợp âm 7 như B7, E7.. bao gồm 4 nốt thì tay trái có đánh hết 4 nốt không ? nếu đánh hết nốt thứ 4 ( phách mạnh ) thì đánh bằng tay trái hay tay phải ?
Trân trọng cảm ơn !
Chào em khi gặp hợp âm 7 thì tay trái đánh trưởng hoặc thứ, tay phải sẽ đánh hợp âm 7 và chỉ cần đánh 3 nốt trong đó có 1 nốt là nốt bậc VII
Còn Bm7 thì sao cj
Bm7 theo sau là E hay Em đều được và tuỳ bài em nhé
Chị ơi sao không có hợp âm Bb gì đó trong đây, em cần hợp âm đó để đánh bài marrige d’mour, chị giúp em nha
Bb em suy ra từ hợp âm B và giáng cả 3 nốt của hợp âm B xuống
B (B – D# – F#) >> Bb (Bb – D – F)
Chị chỉ e cách đánh hợp âm Bm-5 trên piano? E cám ơn c
Bm-5 giống Bmb5 (nốt bậc 5 hạ xuống 1/2 cung em nhé)
Lâu lâu mới có được bài đăng chi tiết với ad nhiệt tình thế này, bài đăng hữu ích lắm mặc dù em chơi guitar chứ không phải piano ^^. Cám ơn chị đã chia sẻ 🙂
Cảm ơn em. Chúc em thành công trên con đường chơi guitar của mình nha
cho em hỏi là nếu học piano thì học hết về nhạc lý và hợp âm rồi chúng ta có thể cover một bài hát bất kì khi có sheet hả ad !!! em mới tập nên cũng chỉ biết lên youtube thích bài nào gõ bài đấy rồi thấy nó ấn thế nào em bắt chước theo thui chứ không học về hợp âm và nhạc lý nhiều ạ !! từ đó thì em mới tự hỏi là biết đánh piano tức là đạt tới trình độ như nào ạ ??? mong ad trả lời cho em vì em đang rất mông lung , cảm ơn ad nhiều ạ
Em nên bắt đầu học từ nhạc lý, đọc hiểu bản nhạc, sau đó học cách kết hợp 2 tay với nhau, dần dần khi đã có thể kết hợp 2 tay em sẽ phát triển lên chơi cảm âm (không cần đọc bản nhạc) và có thể học thêm mảng đệm hát.
Nếu em mới bắt đầu thì nên học theo chương trình Solo Piano này đã có kèm Nhạc lý nhé: https://boingocpiano.com/piano-solo-method/
Hoặc mua sách Piano Solo Method của chị để đọc qua: https://boingocpiano.com/sach-piano-solo-method-hoc-phuong-hoc-piano-thanh-cong-trong-6-tuan/
Chị ơi em thích học piano solo không muốn học đệm hát em chỉ cần biết hợp âm thứ và trưởng thôi hay em phải học cả hợp âm sus2 sus4 nữa không chị tư vấn cho em em học piano solo cần học những gì ạ .em cảm ơn chị
Em học hợp âm trưởng – thứ và học kết hợp 2 tay chơi solo trước, sau này mới học mở rộng hợp âm sau nhé.
Em có thể học theo chương trình Piano Solo Method của chị để rút ngắn thời gian học hơn: https://boingocpiano.com/piano-solo-method/
công nhận bài viết này hữu ích nhất trong tất cả bài viết về hợp âm mà em đã xem..mong chị ra nhiều bài viết hay hơn như thế này chị nhé!! <3