Cách đọc nốt nhạc nhanh hơn khi chơi piano

Ở bài viết “Cách đọc bản nhạc piano cho người mới bắt đầu” chắc hẳn bạn đã nắm được sơ lược về cách đọc nốt cho tay phải (khoá Sol) và tay trái (khoá Fa). Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ những tư duy khi đọc nốt nhạc, để có đọc nốt nhạc nhanh hơn khi chơi piano và tự chủ hơn.
-
Cách đọc nốt nhạc tay phải (khoá Sol) nhanh hơn
Quy tắc đọc nốt cho tay phải: đọc theo từng dòng nhạc. Lấy nốt đầu tiên của dòng nhạc làm mốc và quan sát sự lên xuống của các nốt nhạc tiếp theo trên dòng nhạc đó.
Khi đọc nốt tay phải, bạn không cần phải đọc và dịch ra từng nốt nhạc, mà muốn đọc nốt nhanh, chỉ cần:
- Bước 1: Nhìn lướt qua dòng nhạc mình muốn chơi, lấy nốt đầu dòng nhạc làm mốc (cần nhớ chắc chắn nốt mốc thông qua nhớ 5 nốt trên khe/trên dòng)
- Bước 2: Quan sát các nốt nhạc kế tiếp trên dòng nhạc đó đang có xu hướng đi cao hơn hay đi thấp hơn so với nốt làm mốc của mình & suy ra tay phải cũng sẽ chơi đi lên hay đi xuống như vậy.
Lưu ý: Cần tập mắt nhìn bản nhạc và tay phải chơi trên đàn hạn chế nhìn xuống tay, cứ ước chừng khoảng cách lên xuống của nốt nhạc và ngón tay di chuyển lên/xuống.
2. Cách chơi nốt nhạc tay trái (khoá Fa) nhanh hơn
Cách 1 (truyền thống): Theo dõi quy luật nốt nhạc lên/xuống trong từng ô nhịp
Quy tắc đọc nốt cho tay trái: đọc nốt từng ô nhịp, lấy nốt nhạc đầu tiên trong mỗi ô nhịp làm mốc, nhìn khoảng cách giữa các nốt và chơi ra tay trái, đồng thời quan sát tiếp quy luật của các ô nhịp khác.
- Bước 1: Nhìn vào 1 ô nhịp tay trái đầu tiên, lấy nốt đầu ô nhịp làm mốc, xem các nốt tiếp theo trong ô nhịp đó cách nốt mốc bao nhiêu dòng/khe từ đó ước chừng và chơi nốt ra như vậy.
- Bước 2: Tiếp tục quan sát các ô nhịp tiếp theo có đi cùng quy luật với ô nhịp vừa chơi không. Nếu nó lên/xuống cùng quy luật, thì chơi giống như ô nhịp trước. Hoặc nếu thấy nó lên/xuống cùng quy luật, nhưng khác nốt bắt đầu, thì cần nhìn nốt bắt đầu của ô nhịp mới, đặt ngót út ở đó và ước chừng chơi giống như quy luật của ô nhịp trước.
Bạn sẽ cần để ý về quy luật đi lên đi xuống của các nốt nhạc trong từng ô nhịp khoá Fa như vậy, tới khi nào quy luật đó thay đổi, thì bạn mới cần quan sát tiếp quy luật tiếp theo là gì, và đọc – dịch tiếp tục các nốt khoá Fa cho những chỗ không có quy luật.
Lưu ý: Thông thường nốt đầu tiên trong từng ô nhịp tay trái sẽ chơi bằng ngón út.
Cách 2 (phương pháp của Bội Ngọc đúc kết): Tự viết hợp âm cho tay trái, chơi các thế bấm tay trái của riêng mình theo quy luật hợp âm và tiết tấu.
Đây là phương pháp tự do đặt thế bấm tay trái trên đàn piano mình muốn dựa vào hợp âm mà Bội Ngọc hướng dẫn trong Khoá học Piano Solo Method.
Phương pháp này có thể giúp rút ngắn thời gian đọc nốt nhạc tay trái của người học piano gấp nhiều lần, đồng thời người chơi cũng có thể tự do sáng tạo, biến tấu, tự tạo ra quy luật của mình mà không cần phải đọc nốt nhạc tay trái nữa.
>> Về kỹ năng tự viết hợp âm cho tay trái, có thể tham khảo ở Phần 1 của Khoá học đệm piano cơ bản Pop-Ballad
> Về sản phẩm: Khoá học trực tuyến PIANO SOLO METHOD theo phương pháp độc quyền của Bội Ngọc đã được giảng dạy từ tháng 8/2016 đến nay đã giúp cho hàng trăm học viên chỉ cần học từ xa, mà vẫn có thể học được phương pháp để tự chơi piano trong vòng 2-3 tháng.
Bạn có thể theo dõi cảm nhận & video các học viên đã tham gia và hoàn thành khoá học Piano Solo Method để hiểu thêm về hành trình học piano của mọi người theo phương pháp này hiệu quả như thế nào nhé!
Xem video hướng dẫn cách học online theo chương trình Piano Solo Method:
>> Bài viết liên quan tiếp theo: Cách kết hợp hai tay khi chơi piano
Chúc mọi người chơi đàn piano thành công,
– Bội Ngọc –
“Your inspiration in my passion”
🎹 Theo dõi Bội Ngọc tại: Fanpage Youtube
🎼 Xem thêm một số khóa học piano trực tuyến của Bội Ngọc
🎶 PIANO SOLO METHOD ® – Phương Pháp Chơi Piano Solo Thành Công
🎶 Đệm Hát Pop-Ballad cơ bản [COMBO5]
🎶 Phản Xạ Cảm Âm – Kỹ Năng Nâng Cao Chơi Piano Không Cần Bản Nhạc
Tag:tự học piano, đọc nốt nhạc
7 Comments
Hi Bội Ngọc,
Anh là người tự học chơi đàn. Anh có xem qua những bài viết của em. Tuy chưa biết có thể áp dụng những bài viết này vào cách chơi hay không nhưng anh cảm thấy nó khá hữu ích, với những ai mới bắt đầu chơi đàn thì là một kho báu đó :).
Về phương pháp của riêng em (tạo hợp âm cho tay trái, không cần nhìn vào khóa Fa nữa, anh nghĩ chỉ áp dụng cho chơi piano cover các bài hát pop mà thôi. Các bàn nhạc solo, đặc biệt là classical thì không thể áp dụng vì phải chơi đúng những gì đã viết trên score.
Anh hy vọng em sẽ có thêm nhiểu bài viết hấp dẫn và hữu ích cho cộng đồng chơi piano.
Chúc em khỏe
Tân
Cám ơn anh Tân đã theo dõi và ủng hộ các bài viết của em. Về cách chơi đàn trong nhạc cổ điển thì cũng có chia ra 2 trường phái: 1 là chơi đúng như bản nhạc cổ điển, 2 là vẫn theo cách của em là chơi cover lại nhạc cổ điển, vẫn dựa theo hợp âm đó anh à. Có những nghệ sỹ chơi piano cổ điển nổi tiếng khác biệt nhau là ở chỗ họ có thể phóng tác và viết thêm cho tác phẩm cổ điển dựa vào hòa âm và sáng tạo của mình. Do đó, theo ý kiến của em, chơi piano tự do sẽ là hướng đi tương lai của người muốn thực sự chơi đàn thành công ạ 😀
Chao Boi Ngoc.
E co the cho chi Xin sheet cua tat ca cac giai dieu de dem piano duoc k?Chi cam on E truoc nhe.lam the nao de co the co quen sach hoc dem piano cua Em
Chị ơi, em thấy trong một số khubg nhạc cho tay trái hơi lạ. Chỉ có thể chỉ em ko ạ? Cảm ơn chị nhiều!!!